Ý nghĩa của việc ‘Mùng 1 Tết cha, mùng 2 Tết mẹ, mùng 3 Tết thầy’

Ý nghĩa của việc ‘Mùng 1 Tết cha, mùng 2 Tết mẹ, mùng 3 Tết thầy’
Rate this post

“Mùng 1 Tết cha, mùng 2 Tết mẹ, mùng 3 Tết thầy” không chỉ là câu nói quen thuộc mỗi dịp Tết đến xuân về mà còn chứa đựng những ý nghĩa sâu sắc về truyền thống “uống nước nhớ nguồn”, “tôn sư trọng đạo”.

Bạn đang đọc: Ý nghĩa của việc ‘Mùng 1 Tết cha, mùng 2 Tết mẹ, mùng 3 Tết thầy’

Mùng 1 Tết cha, mùng 2 Tết mẹ, mùng 3 Tết thầy là câu nói quen thuộc của người Việt trong mỗi dịp Tết Nguyên đán. Theo quan niệm của người xưa, cha là bên nội, còn mẹ là bên ngoại, có nghĩa là vào ngày mùng 1, anh chị em sẽ đến thăm ông bà nội, họ hàng bên nội, còn mùng 2 là về thăm ông bà ngoại, họ hàng bên ngoại. Đến mùng 3 sẽ đi thăm hỏi thầy cô giáo để tỏ lòng biết ơn tới thầy cô, giữ gìn truyền thống “tôn sư trọng đạo”.

1. Mùng 1 Tết cha nghĩa là gì?

Ý nghĩa của việc ‘Mùng 1 Tết cha, mùng 2 Tết mẹ, mùng 3 Tết thầy’

Mùng 1 Tết cả gia đình sẽ cùng nhau tới thăm hỏi ông bà, họ hàng bên nội

Theo quan niệm xưa, ngày mùng 1 Tết Nguyên đán là ngày quan trọng nhất. Nó là ngày đầu tiên của năm mới, tượng trưng cho sự khởi đầu mới. Vì vậy, ngày này có ý nghĩa nhắc nhở con cháu hướng về nguồn cội, cúng bái tiên tổ sau đó là về thăm hỏi gia đình bên nội.

Khi này, ông bà nội, cha mẹ sẽ ăn mặc chỉnh tề, ngồi trong nhà, còn con cháu sẽ lần lượt chúc tụng để tỏ lòng thành kính, chúc ông bà, cha mẹ một năm mới có nhiều sức khỏe, an khang. Sau đó, ông bà, cha mẹ sẽ chúc các con cháu chăm ngoan, học giỏi, năm mới có nhiều may mắn, thành công trong công việc và mừng tuổi cho con cháu nhận lộc đầu năm mới.

Sau nghi thức chúc mừng vừa trang trọng lại vừa đầm ấm trên, cả gia đình sẽ cùng nhau quây quần bên mâm cơm tân niên chào đón một năm mới với nhiều hy vọng mới. Mâm cỗ là dịp để anh chị em, bố mẹ, ông bà quây quần bên nhau, đoàn viên, sum họp vui vẻ.

Sau đó, cả gia đình sẽ cùng nhau đi thăm hỏi anh em họ hàng bên nội, chúc nhau một năm mới vạn sự như ý, phúc lộc đầy nhà.

Xem thêm: Mùng 1 Tết Nên Làm Gì: Những Điều Cần Biết Để Rước Tấn Tài, Tấn Tộc Vào Nhà

2. Mùng 2 Tết mẹ nghĩa là gì?

Tìm hiểu thêm: 3/8 là ngày gì? Biết được điều này để sự nghiệp nhanh chóng lên như diều gặp gió

Ý nghĩa của việc ‘Mùng 1 Tết cha, mùng 2 Tết mẹ, mùng 3 Tết thầy’
Mùng 2 Tết thường là ngày cả gia đình về thăm bên ngoại.

Đến ngày này, vợ chồng con cái sẽ cùng nhau sang chúc gia đình, họ hàng bên ngoại. Các nghi thức Tết mẹ cũng tương tự như bên nhà nội vào ngày hôm trước.

Đặc biệt với những người lấy chồng xa nhà, đây là dịp để sum vầy, tâm sự với bố mẹ đẻ, thăm hỏi anh chị em, họ hàng, gặp gỡ bạn bè.

Xem thêm: Văn Khấn Mùng 2 Tết Giáp Thìn Cầu Tài Lộc, Bình An, May Mắn Cả Năm

3. Mùng 3 Tết thầy nghĩa là gì?

Ý nghĩa của việc ‘Mùng 1 Tết cha, mùng 2 Tết mẹ, mùng 3 Tết thầy’

>>>>>Xem thêm: Điểm danh những vật may mắn cho người mệnh Mộc: Muốn xui cũng khó

Mùng 3 Tết là dịp để học trò tới thăm hỏi, tri ân các thầy cô.

Sau khi làm tròn đạo hiêu với bên nội, bên ngoại thì ngày mùng 3 trong quan niệm của người Việt sẽ là ngày để những người học trò đến thăm thầy cô – những người có công dạy bảo chúng ta nên người. Đây là truyền thống quý báu của dân tộc Việt Nam, thể hiện tinh thần “tôn sư trọng đạo”, biết ơn đến những người đã đưa những chuyến đò cập bến tri thức.

Đây cũng là dịp để bạn bè có cơ hội gặp gỡ, giao lưu và chúc tụng nhau những điều may mắn trong năm mới.

Xem thêm: Mùng 3 Tết 2023 Tốt Hay Xấu? Giải Mã Hướng Đi Và Giờ Đẹp Cho Tết Quý Mão

4. Nguồn gốc câu nói “Mùng 1 Tết cha, mùng 2 Tết mẹ, mùng 3 Tết thầy”

Câu nói “Mùng 1 Tết cha, mùng 2 Tết mẹ, mùng 3 Tết thầy” không chỉ là lịch trình để mọi người đi lại, thăm hỏi nhau trong dịp đầu năm mà còn là truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam. Theo nhiều tài liệu nghiên cứu, câu nói này đã ra đời từ khi có chữ viết. Trong lịch sử hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam, câu thành ngữ này đã được xếp vào văn hóa dân gian.

Có thể thấy rằng, quan niệm này đi liền với tư tưởng Nho giáo và truyền thống của người Việt. Nho giáo đưa ra ba tư tưởng có triết lý nhân sinh là quân, sư và phụ. Quân là vua, sư là thầy, còn phụ là phụ mẫu (cha mẹ). Đối với vua phải trung, đối thầy phải kính, đối với cha mẹ phải hiếu.

Câu nói nhắc về ba nhân vật quan trọng trong cuộc đời của mỗi người, đó là người cha, người mẹ và người thầy. Nó nhắc nhở mỗi chúng ta phải kính trọng, biết ơn đối với những người đã có công sinh thành, dưỡng dục và dạy dỗ chúng ta trong mỗi dịp năm mới.

Cha mẹ là những người đã sinh thành, dạy bảo và nuôi dưỡng chúng ta từ khi chào đời đến lúc trưởng thành. Công ơn của cha mẹ được ví bằng trời, bằng biển, do vậy, hiếu kính cha mẹ là điều quan trọng trong cuộc đời mỗi con người. Do vậy, theo quan niệm của người xưa, hai ngày quan trọng nhất trong năm, hai ngày khởi đầu của năm mới là mùng 1 và mùng 2 cần dành cho việc Tết cha, Tết mẹ mới phải đạo con.

Đây là nét đẹp truyền thống thể hiện tinh thần “uống nước nhớ nguồn” của người Việt từ bao đời nay. Bên cạnh cha mẹ, thầy cô cũng là những người dìu dắt, nâng đỡ chúng ta trong suốt chặng đường trưởng thành, dạy bảo chúng ta nên người. Vì vậy sau hai ngày đi thăm hỏi cha mẹ, chúc thầy cô giáo để lòng biết ơn với công lao dạy dỗ của thầy cô.

Ngày nay, cuộc sống hiện đại đầy hối hả khiến nhiều điều đổi thay, nhưng tinh thần của văn hóa xưa vẫn được hun đúc qua từng thế hệ Việt. Tùy vào điều kiện địa lý, thời gian, một số người đã linh hoạt việc đi Tết bên ngoại trước rồi mới sang bên nội, hay chúc Tết thầy cô vào mùng 4, mùng 5 để tiện họp lớp, giao lưu bạn bè.

Tuy vậy, nhưng tinh thần “uống nước nhớ nguồn”, tôn sư trọng đạo” vẫn là kim chỉ nam xuyên suốt. Như vậy, câu nói “Mùng 1 Tết cha, mùng 2 Tết mẹ, mùng 3 Tết thầy” vẫn luôn là một nét đẹp truyền thống của người Việt mỗi dịp năm mới.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *