Tết Thanh Minh là một trong những ngày lễ trọng đại trong nền văn hóa Việt Nam. Đây là dịp để con cháu thể hiện lòng thành kính, biết ơn và tri ân tổ tiên theo đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”. Ngoài ra, vào dịp Tết này, các gia đình thường đi tảo mộ, thành viên sum họp và bày tỏ tình cảm với nhau.
Bạn đang đọc: Tết Thanh Minh và những điều cần biết tránh hậu họa sau này
Contents
- 1 1. Tết Thanh Minh là gì? Tết Thanh Minh năm 2024 diễn ra vào ngày nào?
- 2 2. Nguồn gốc của Tết Thanh Minh
- 3 3. Ý nghĩa của Tết Thanh Minh
- 4 4. Những việc thường làm trong Tết Thanh Minh
- 5 5. Những lễ vật cần chuẩn bị trong Tết Thanh Minh
- 6 6. Những điều nên làm và kiêng kỵ trong Tết Thanh Minh
- 7 7. Những lưu ý cần nhớ vào Tết Thanh Minh
- 8 8. Giải đáp các câu hỏi thường gặp về Tết Thanh Minh
1. Tết Thanh Minh là gì? Tết Thanh Minh năm 2024 diễn ra vào ngày nào?
Tết Thanh Minh rơi vào khoảng từ ngày 4/4 – 5/4, sau khi kết thúc tiết Xuân phân đến ngày 20/4 – 21/4, khi bắt đầu Tiết Cốc Vũ. Trong thời gian này, con cháu thường cùng nhau tảo mộ, bày tỏ lòng biết ơn, kính trọng đối với bề trên. Đây cũng là dịp quan trọng trong nền văn hóa Việt Nam, thể hiện sự gắn bó, tôn trọng nguồn gốc và truyền thống của dân tộc. Trong năm 2024, Tết Thanh Minh là ngày 4/4 – tức ngày 26/2 Âm lịch.
2. Nguồn gốc của Tết Thanh Minh
Theo lịch phương Đông, tiết Thanh Minh nằm ở vị trí thứ 5 trong 24 tiết khí, bắt đầu sau ngày Lập Xuân và Đông Chí. Chữ “Thanh” có nghĩa là không khí trong lành, “Minh” đồng nghĩa với sáng sủa, tổng quan lại là khí trời mát mẻ, thoáng đãng. Tiết khí này kéo dài khoảng 15 – 16 ngày, với ngày đầu tiên là Tết Thanh Minh.
3. Ý nghĩa của Tết Thanh Minh
Tết Thanh Minh là một trong những dịp lễ quan trọng của người Việt. Dù các thành viên trong gia đình có sinh sống ở xa nhưng vào ngày này, họ vẫn cùng nhau trở về tảo mộ, quây quần bên bữa cơm gia đình. Mọi người không chỉ làm sạch, làm cỏ và hương khói cho mồ mả của tổ tiên mà đây còn là cách để con cháu thể hiện lòng thành kính sâu sắc với người đi trước, thể hiện đạo lý “Uống nước nhớ nguồn” – một nét đẹp văn hóa của người Việt.
4. Những việc thường làm trong Tết Thanh Minh
Vào Tết Thanh Minh, người Việt thường tảo mộ, du xuân cũng như thực hiện cúng bái cầu bình an, tài lộc.
4.1. Tảo mộ/đạp thanh
Vào Tết Thanh Minh, con cháu thường chuẩn bị lễ vật, thắp hương trước mộ của người đã khuất, tiến hành dọn dẹp, sửa sang lại phần mộ để cầu tổ tiên phù hộ cho gia đình khỏe mạnh, bình an. Sau đó, các thành viên sẽ quay về nhà, dâng mâm cơm lên bàn thờ gia tiên và cùng nhau thụ lộc. Đây không chỉ là dịp để mọi người cùng nhau ăn uống mà còn kết nối tình thân sau một năm làm ăn vất vả.
4.2. Cúng dường
Bên cạnh việc tảo mộ, việc cúng dường và chuẩn bị mâm cỗ cũng là một phần quan trọng. Mọi người trong gia đình sẽ cùng nhau đi chợ để mua đồ và nấu nướng. Tùy theo phong tục của từng địa phương, những món ăn trong mâm sẽ khác nhau nhưng chủ yếu vẫn có những món xào, canh, thịt gà, xôi để cúng tổ tiên.
Tìm hiểu thêm: Nam Thiên Bình hợp với cung nào? Cô nàng cá tính hay tiểu thư điệu đà
5. Những lễ vật cần chuẩn bị trong Tết Thanh Minh
Vào Tết Thanh Minh, các gia đình thường chuẩn bị mâm cơm cúng, hương, hoa cúng, đèn dầu, trầu cau, tiền vàng và những loại hoa quả để thắp hương, dâng lên ông bà tổ tiên.
5.1. Ngoài mộ
Khi làm lễ tảo mộ trong Tết Thanh Minh, các thành viên trong gia đình sẽ chuẩn bị lễ vật bao gồm hoa quả, tiền vàng và lễ mặn. Sau đó, mọi người sẽ thắp 1 hoặc 3 nén nhang, vái 3 lần để bày tỏ lòng thành với quan thổ công trước khi mời gia tiên về. Sau khi hương tàn, gia đình xin phép ông bà tổ tiên dọn dẹp lại mộ phần, thắp hương cũng như thụ lộc và hóa vàng.
5.2. Tại gia
Bên cạnh việc chuẩn bị mâm cúng ngoài mộ, những gia đình cúng Tết Thanh Minh tại nhà cũng cần dọn dẹp nhà cửa sạch sẽ, đặc biệt là bàn thờ gia tiên. Bên cạnh đó, họ cũng cần sắp xếp mâm cúng gồm các món đơn giản như cơm, rau củ, thịt cá để dâng lên bàn thờ. Việc cúng bái và thắp hương cần phải được thực hiện thành tâm, giữ thái độ trang trọng để thể hiện lòng thành kính đối với người đã mất.
6. Những điều nên làm và kiêng kỵ trong Tết Thanh Minh
Bên cạnh việc chuẩn bị mâm cỗ cúng, dọn dẹp bàn thờ, phần mộ, dưới đây là những việc bạn nên và không nên làm trong Tết Thanh Minh.
6.1. Những việc nên làm
Để cầu bình an, may mắn cũng như bày tỏ lòng kính trọng đối với tổ tiên, bạn nên làm những việc sau đây:
-
Bạn nên đi tảo mộ tổ tiên, dọn dẹp bàn thờ, phần mộ người đã khuất.
-
Bạn cần chuẩn bị mâm cơm cúng Tết Thanh Minh ngoài mộ và tại nhà.
-
Bạn cần kiểm tra kỹ phần mộ, tránh rắn rết bò vào làm tổ, gây động mồ mả.
6.2. Những việc đại kỵ
Khi đi tảo mộ trong ngày Tết Thanh Minh, bạn nên tránh những việc đại kỵ dưới đây để hạn chế xui xẻo:
-
Bạn cần tránh giẫm đạp vào đồ cúng của người khác.
-
Phụ nữ trong kỳ hành kinh, mang thai hoặc người bị các bệnh về xương khớp nên tránh đi tảo mộ vì khí lạnh ở nghĩa trang có thể ảnh hưởng tới sức khỏe.
-
Bạn cần hạn chế chụp ảnh tại khu vực nghĩa trang.
-
Bạn không nên bàn tán hoặc chỉ trỏ vào phần mộ của người khác.
7. Những lưu ý cần nhớ vào Tết Thanh Minh
Bên cạnh những việc nên làm và đại kỵ trong Tết Thanh Minh, bạn cũng cần chú ý đến một số điều dưới đây:
-
Trước khi bắt đầu dọn dẹp mộ phần, bạn cần thắp hương khấn gia tiên để xin phép. Sau đó, bạn có thể phát quang cỏ rậm, đắp đất, trồng hoa tươi và quét dọn khu vực xung quanh.
-
Khi đi ngang phần mộ của người khác, bạn không nên giẫm đạp lên mộ của họ.
-
Bạn không nên nói chuyện lớn tiếng, la hét hoặc cười đùa khi đi tảo mộ để thể hiện lòng thành kính.
Xem thêm: Những điều kiêng kỵ dịp Tết Nguyên đán 2024 kẻo rước hoạ vào thân
>>>>>Xem thêm: Cây kim tiền ra hoa tốt hay xấu? Chuyên gia mách cách tận dụng để hút lộc về nhà
8. Giải đáp các câu hỏi thường gặp về Tết Thanh Minh
Bên cạnh những thông tin chung về Tết Thanh Minh, bạn có thể tham khảo một số câu hỏi liên quan dưới đây:
8.1. Phân biệt Tết Thanh Minh và Tết Hàn Thực như thế nào?
Mặc dù Tết Thanh Minh và Tết Hàn Thực có thể trùng ngày với nhau vào một số năm nhưng thực chất đây là hai dịp hoàn toàn khác biệt. Tiết Thanh Minh thuộc vị trí thứ 5 trong 24 tiết khí, kéo dài khoảng 15 – 16 ngày, từ ngày 4/4 – 5/4 đến 20/4 – 21/4 hàng năm. Trong khi đó, Tết Hàn Thực diễn ra từ ngày 3 – 5/3 Âm lịch, bắt nguồn từ một truyền thống cổ xưa ở Trung Quốc.
Xem thêm: Nguồn gốc và ý nghĩa Tết Nguyên Đán: Là người Việt phải biết điều này
8.2. Thời tiết vào Tết Thanh Minh ra sao?
Tết Thanh Minh diễn ra vào mùa xuân với thời tiết dễ chịu, không khí mát mẻ, sáng sủa. Đây là thời gian xuân hạ giao nhau, khiến cho vạn vật sinh sôi, tươi tốt. Chính vì vậy, việc đi tảo mộ và cúng bái sẽ thực hiện thuận lợi hơn trong Tết Thanh Minh.
Phong tục tảo mộ trong Tết Thanh Minh ngày càng được coi trọng và được thực hiện theo văn hóa của từng vùng miền khác nhau. Việc này không chỉ bày tỏ lòng biết ơn, kính trọng đối với những thế hệ đi trước mà còn thể hiện mong muốn bình an, may mắn, cầu tổ tiên bên trên phù hộ. Đây cũng là nét truyền thống mà đời sau cần phải hết sức giữ gìn, bởi đó mới chính là cách để chúng ta sống tích phúc tích đức, tốt đời đẹp đạo.