Tết Hàn Thực là ngày gì? Bật mí về ý nghĩa tốt đẹp của Tết Hàn Thực

Tết Hàn Thực là ngày gì? Bật mí về ý nghĩa tốt đẹp của Tết Hàn Thực
Rate this post

Tết Hàn Thực là ngày gì? Đây là một ngày truyền thống đã có từ lâu đời và vẫn được tiếp diễn đến hiện nay. Hàng năm, vào ngày Tết Hàn thực, các gia đình sẽ chuẩn bị bánh chay hoặc bánh trôi để cúng gia tiên cũng như cúng Phật.

Bạn đang đọc: Tết Hàn Thực là ngày gì? Bật mí về ý nghĩa tốt đẹp của Tết Hàn Thực

1. Tết Hàn Thực là ngày gì?

Tết Hàn Thực là ngày gì? Trong văn hóa dân gian, Tết Hàn thực còn được gọi là Tết Bánh trôi – bánh chay diễn ra vào ngày 3 tháng 3 Âm lịch. Trong đó hàn có nghĩa là lạnh, thực có nghĩa là ăn, hàn thực có nghĩa là “thức ăn lạnh”. Ngày Tết Hàn Thực xuất hiện chủ yếu tại Trung Quốc và Việt Nam. Hàng năm, khi đến Tết Hàn thực mọi người sẽ làm bánh trôi, bánh chay để cúng lên tổ tiên.

Tết Hàn Thực là ngày gì? Bật mí về ý nghĩa tốt đẹp của Tết Hàn Thực

Tết Hàn Thực là ngày gì, đây là ngày ăn thức ăn lạnh

2. Nguồn gốc và xuất xứ của Tết Hàn Thực

Tết Hàn Thực là ngày gì? Ngày tết này ở Việt Nam bắt nguồn từ một phong tục của người Trung Quốc và được lưu truyền cho đến bây giờ. Nguồn gốc của phong tục này có liên quan đến câu chuyện vào thời Xuân Thu của vua nước Tần là Tấn Văn Công cùng hiền sĩ Giới Tử Thôi.

Giới Tử Thôi theo phò vua Tấn Văn Công suốt mười chín năm, cùng nhau nếm mật nằm gai, trải qua nhiều khổ luyện mới thành tài. Về sau, Tấn Văn Công giành lại được ngôi vương, tiếp tục làm vua nước Tần, phong thưởng rất hậu hĩnh cho những người có công lao khi tòng vong, nhưng ông lại quên mất Giới Tử Thôi. Giới Tử Thôi cũng không có lòng oán giận, nghĩ rằng mình phò vua là một chuyện nên làm, những việc đó không có gì đáng nói.

Vì thế, ông về nhà và đưa mẹ vào núi Điền Sơn ở ẩn. Về sau, Vua nhớ ra và lệnh cho người đi tìm Tử Thôi. Nhưng vì là người không ham danh vọng, Tử Thôi nhất quyết không quay về để lĩnh thưởng, Tấn Văn Công đã ra lệnh đốt rừng với mục đích để thúc ép Tử Thôi quay về. Không ngờ Tử Thôi quyết chí, hai mẹ con cùng chết cháy ở trong rừng.

Vua đau lòng, thương xót nên đã lập nên miếu thờ và hạ lệnh người dân phải kiêng đốt lửa trong vòng ba ngày, chỉ ăn những đồ nguội nấu sẵn để tưởng niệm Giới Tử Thôi.

Xem thêm: Ý Nghĩa Mâm Ngũ Quả Trung Thu: Ý Nguyện Cầu Hòa, An, Đủ Của Người Việt

Tết Hàn Thực là ngày gì? Bật mí về ý nghĩa tốt đẹp của Tết Hàn Thực

Tết Hàn Thực là ngày lễ được bắt nguồn từ phong tục của Trung Quốc

3. Ý nghĩa của Tết Hàn Thực

Khi được du nhập vào Việt Nam, Tết Hàn Thực đã hợp nhất với Tết bánh trôi, bánh chay, Tết tháng 3, thể hiện rõ nét những đặc trưng về văn hóa, lối sống riêng của người Việt. Do vậy, hàn thực của Việt Nam mang ý nghĩa hướng về cội nguồn, tổ tiên, ghi nhớ công ơn, thể hiện tấm lòng với những người đã khuất.

Cứ mỗi khi đến ngày, các thành viên trong gia đình sẽ cùng sum họp bên mâm cơm. Vào ngày này, các gia đình Việt sẽ chuẩn bị bánh trôi, bánh chay dâng lên Phật, gia tiên, thậm chí nhiều nơi cúng thần hoàng để bày tỏ lòng thành.

Mâm cúng lễ Tết Hàn Thực bao gồm nhang, hoa, quả tươi, trầu cau. Không nên dùng những loại quả có nhiều gai góc để bày vào mâm ngũ quả. Trên bàn thờ cũng phải đặt 1 ly nước sạch nhằm thể hiện tâm trong sạch, thanh tịnh của gia chủ khi làm lễ.

Đồng thời, trong mâm cúng Tết Hàn Thực không thể thiếu bánh trôi, bánh chay. Luôn phải có 5 hoặc 3 đĩa bánh trôi, 3 bát bánh chay để dâng lên bàn thờ.

Tìm hiểu thêm: Nằm mơ thấy cái nón: Thần tài sớm gõ cửa nếu bạn biết dấu hiệu này

Tết Hàn Thực là ngày gì? Bật mí về ý nghĩa tốt đẹp của Tết Hàn Thực
Ngày Tết Hàn Thực ở Việt Nam có ý nghĩa là nhớ về cội nguồn, tổ tiên

4. Giải đáp một số câu hỏi về Tết Hàn Thực

Bên cạnh thắc mắc tết Hàn Thực là ngày gì, còn rất nhiều câu hỏi nhận được sự quan tâm của mọi người. Dưới đây, chúng tôi sẽ giải đáp một vài câu hỏi thường gặp liên quan đến Tết Hàn Thực:

4.1. Tết Hàn Thực cần phải kiêng gì?

Tết Hàn Thực cũng có một số điều cần phải kiêng kỵ, cụ thể:

  • Kiêng không nên cúng bánh trôi nhiều màu: Tết Hàn thực là ngày cúng lễ gia tiên, lễ Phật vì vậy trọng sự thanh tịnh, đơn giản, nên cúng bánh có màu trắng tự nhiên.

  • Kiêng kỵ chuyển chỗ ở: Theo quan niệm dân gian, vong linh của người đã khuất thường đi theo gia đình. Nếu chuyển nhà vào ngày tết Hàn Thực sẽ làm cho nhà cửa bị xáo trộn, không tốt lành.

  • Kiêng cúng những hoa quả có gai, vị đắng: Ngụ ý là để tránh mang đến những tai ương, đau khổ, cuộc sống chịu nhiều cay đắng, khổ cực, khó khăn hơn.

  • Kiêng không nên cúng hoa ly, hoa sứ, hoa vạn thọ: Tránh mang đến xui xẻo cho gia đình.

Xem thêm: Tuổi Xông Nhà Cho Gia Chủ Sinh Năm 1988 Trong Năm 2023: Nghèo Mấy Cũng Phát Tài

Tết Hàn Thực là ngày gì? Bật mí về ý nghĩa tốt đẹp của Tết Hàn Thực

>>>>>Xem thêm: Con số may mắn hôm nay 11/11/2023 của 12 con giáp: Rước lộc vào nhà

Tốt nhất là cúng bánh trôi có màu trắng tự nhiên

4.2. Tết Hàn Thực tại Việt Nam khác gì tại Trung Quốc?

Mặc dù tết Hàn Thực tại Việt Nam bắt nguồn từ Trung Quốc nhưng sau khi du nhập đã được hợp nhất với tết bánh trôi, bánh chay, tết tháng 3.

Đối với người Trung Quốc, khi đến Tết Hàn Thực, người dân sẽ kiêng dùng lửa và ăn những thức ăn nguội lạnh, tham gia các hoạt động truyền thống như đánh đu, chọi gà, viếng mộ, đua thuyền,.. suốt 3 ngày liên tiếp.

Tại Việt Nam, chúng ta vẫn nấu nướng bình thường và đón Tết Hàn thực bằng việc cúng mâm cỗ bánh trôi, bánh chay dâng lên ông bà tổ tiên, lễ Phật và hoàn toàn không có tục lệ kiêng dùng lửa hay ăn đồ nguội lạnh, khác biệt hoàn toàn với phong tục nước bạn.

Nắm được tết Hàn Thực là ngày gì bạn sẽ hiểu được những phong tục từ xa xưa mà người xưa đã để lại. Tết Hàn Thực là ngày con cháu tỏ lòng biết ơn, thành kính đến ông bà tổ tiên, những người đã khuất bằng cách cúng bánh trôi, bánh chay.

Xem thêm các ngày đặc biệt khác trong năm

Tháng 1

Tháng 2 Tháng 3 Tháng 4 Tháng 5 Tháng 6 Tháng 7
14/1 là ngày gì ngày 22 tháng 2 là ngày gì ngày 27/3 là ngày gì ngày 18/4 là ngày gì ngày 15/5 là ngày gì 19/6 là ngày gì 20/7 là ngày gì
mùng 3 tết là ngày gì ngày 5 tháng 2 là ngày gì 26/3 là ngày gì ngày 21/4 là ngày gì 5/5 là ngày gì 13/6 là ngày gì 24 tháng 7 là ngày gì
mùng 4 tết là ngày gì ngày 28/2 là ngày gì mùng 3 tháng 3 là ngày gì ngày 2/4 là ngày gì 21 tháng 6 là ngày gì
14 tháng 3 là ngày gì 29/4 là ngày gì 14/6 là ngày gì
ngày 14 tháng 3 là ngày gì 1 tháng 4 là ngày gì 13/6 là ngày gì
8.3 là ngày gì ngày 11/4 là ngày gì ngày 28 tháng 6 là ngày gì
ngày 10/3 là ngày gì 1 tháng 6 là ngày gì
31/3 là ngày gì
ngày 26/3 là ngày gì
Tháng 8 Tháng 9 Tháng 10 Tháng 11 Tháng 12 Ngày đặc biệt
18/8 là ngày gì 9/9 là ngày gì 28/10 là ngày gì ngày 7/11 là ngày gì 14/12 là ngày gì ngày thụ tử là ngày gì tết hàn thực là ngày gì
30/8 là ngày gì 23/9 là ngày gì 12/10 là ngày gì 18/11 là ngày gì 24 tháng 12 là ngày gì ngày giỗ còn gọi là ngày gì ngày vía là ngày gì
4/8 là ngày gì 26/10 là ngày gì 25 tháng 11 là ngày gì 27/12 là ngày gì ngày sát chủ là ngày gì ngày tam nương là ngày gì
12/8 là ngày gì 10/10 âm là ngày gì 20 tháng 11 là ngày gì 25/12 là ngày gì ngày trực phá là ngày gì ngày nguyệt kỵ là ngày gì
19/8 là ngày gì 25/10 là ngày gì 19 11 ngày gì 16/12 là ngày gì ngày hoàng đạo là ngày gì ngày rằm là ngày gì
19/8 là ngày gì rằm tháng 10 là ngày gì 10 tháng 11 là ngày gì 23/12 là ngày gì đông chí là ngày gì ngày tam nương là ngày gì
19/8 là ngày gì ngày 15 tháng 10 là ngày gì vesak là ngày gì ngày đông chí la ngày gì

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *