Ngày Phật thành đạo là ngày nào? Ý nghĩa của ngày Đức Phật thành Đạo

Ngày Phật thành đạo là ngày nào? Ý nghĩa của ngày Đức Phật thành Đạo
Rate this post

Ngày Phật thành đạo là một trong những sự kiện lớn có vai trò quan trọng đối với Phật giáo. Ngày này đánh dấu việc việc Đức Phật chuyển từ con người thế gian trở thành xuất thế gian, từ con người mê thành con người giác cùng nhiều ý nghĩa đặc biệt khác.

Bạn đang đọc: Ngày Phật thành đạo là ngày nào? Ý nghĩa của ngày Đức Phật thành Đạo

1. Ngày Phật thành đạo là ngày nào?

Ngày Đức Phật thành đạo đánh dấu thời khắc Ngài chấm dứt sự phiền não khi trường chinh chống Ma vương. Từ đó thoát khỏi trói buộc khổ đau của việc sinh tử luân hồi. Lúc này, Ngài từ một con người phàm phu trở thành bậc giác ngộ tối thượng và một bậc đạo sư của đất trời.

Theo quan niệm của Phật giáo Bắc truyền, ngày Phật thành đạo được tổ chức vào ngày mùng 8 tháng 12 theo lịch âm hàng năm. Còn theo Phật giáo Nam truyền, ngày lễ trang trọng này diễn ra vào ngày trăng tròn Vesak.

Tuy nhiên hiện nay, ngày Đức Phật thành đạo được mặc định là ngày 8 tháng 12 âm lịch. Vì thế, ngày 8/12 này đã dần mang tính phổ biến trong cả 2 truyền thống Phật giáo.

Ngày Phật thành đạo là ngày nào? Ý nghĩa của ngày Đức Phật thành Đạo

Ngày Phật thành đạo diễn ra đều đặn vào ngày 8 tháng 12 âm lịch mỗi năm

Xem thêm: Khất Thực Là Gì? 5 Lợi Ích Cúng Dường Khất Thực Không Phải Ai Cũng Biết

2. Ý nghĩa của ngày Đức Phật thành đạo

Trước khi tìm hiểu cụ thể ngày Phật thành đạo có ý nghĩa như thế nào, hãy cùng xem ý nghĩa của 2 từ thành đạo. “Đạo” hiểu theo nghĩa thông thường nghĩa là con đường. Đồng thời cũng có nghĩa là những nguyên tắc, quy tắc mà con người có nghĩa vụ, bổn phận phải tuân theo.

Theo tôn giáo, “đạo” vừa là nội dung học thuyết của tôn giáo vừa là một tổ chức. Trong đó gồm có hệ thống giáo lý hướng dẫn môn đồ tu hành và tổ chức giáo hội. Bên cạnh đó, trong bài pháp Tứ diệu đế đầu tiên Đức Phật dạy cho năm anh em Kiều Trần Như còn có phần sau là Đạo đế. Vậy nên, “đạo” cũng được hiểu là phương pháp chân chính có khả năng đưa hành giả đến cảnh giới an lạc.

Qua phần giải thích trên, có thể hiểu ngày Đức Phật thành đạo là một sự kiện trọng đại trong lịch sử văn minh nhân loại. Vào ngày này, Đức Phật đã chiến thắng cả nội ma lẫn ngoại chướng bằng tất cả sự nỗ lực, kiên trì, cố gắng. Qua đây, Ngài đã mở cánh cửa bất tử cho toàn bộ chúng sinh. Đồng thời chứng minh mọi chúng sinh đều có cơ hội giác ngộ, giải thoát bản thân.

Ngày Phật thành đạo là ngày nào? Ý nghĩa của ngày Đức Phật thành Đạo

Ngày Đức Phật thành đạo là sự kiện lớn không thể bỏ qua vào các năm

Như vậy, ý nghĩa to lớn nhất của ngày Đức Phật thành đạo chính là việc đem lại chân lý cho nhân loại, khai sáng cho đạo đức và trí tuệ con người. Việc này giống như một liều thuốc tinh thần giúp trị bệnh cho chúng sinh đang chìm đắm trong đau khổ, mệt mỏi, tuyệt vọng.

Dù nhìn vào xã hội bây giờ hay thời Đức Phật trước kia thì vẫn thấy giáo pháp của Phật như một môn khoa học nghiên cứu. Cùng với đó, giáo pháp cũng áp dụng trong mọi lĩnh vực mà luật nhân – quả là điều cốt yếu nhất.

Nhìn chung, giáo pháp của Phật được xem là phương pháp để an lạc, chữa lành tâm lý. Ngoài ra cũng giúp chúng sinh hiểu về nhân quyền, bình đẳng giữa muôn vật. Đối với tất cả mọi người, giáo pháp có giá trị miên viễn gồm trung thiện, sơ thiện, hậu thiện.

Thực tế, Đức Phật không phải vị thánh thần sở hữu phép nhiệm màu. Nhiệm vụ của Ngài là chỉ ra những điều cần thiết để con người có thể thoát khỏi vòng khổ ải nhân gian. Giữa lúc cảm thấy bế tắc, Đạo Phật giống như ánh mặt trời chiếu sáng rạng rỡ, xua tan đi mây đen bóng tối giúp con người nhìn thấy đường đi.

Kể từ ngày đầu tiên xuất hiện cho đến nay, ngày Đức Phật thành đạo luôn được coi là dịp để các ni sinh, tăng ni hiểu thêm về cuộc đời hành đạo đầy gian nan, vất vả của Đức Phật. Trong hành trình này, Đức Phật đã phải vượt qua nhiều ải khổ khó khăn, thoát khỏi mê, ái, dục. Cuối cùng tìm ra con đường trung đạo giúp chúng sinh có được sự an lạc trong chính tâm của mình.

Tại Việt Nam, ngày Đức Phật thành đạo thường được tổ chức với không khí trang nghiêm, long trọng, kết hợp với đó là nhiều hoạt động văn hóa có ý nghĩa. Thêm nữa, đây cũng là dịp diễn ra đại lễ cầu cho mưa thuận gió hòa, quốc thái dân an, quốc gia hưng thịnh.

Xem thêm: Vãng Sanh Là Gì? Bất Ngờ Với Ý Nghĩa Của Vãng Sanh Trong Phật Giáo

3. Hình ảnh đẹp của ngày Phật thành đạo

Đại lễ ngày Phật thành giáo được tổ chức tại nhiều chùa chiền tại các tỉnh thành trên khắp cả nước. Dưới đây là một vài hình ảnh đẹp của buổi lễ:

Tìm hiểu thêm: Sinh 26/9 cung gì? Chọn nghề này mới đúng đam mê nếu không thay việc như thay áo

Ngày Phật thành đạo là ngày nào? Ý nghĩa của ngày Đức Phật thành Đạo
Mừng đại lễ Đức Thế Tôn thành đạo dưới ánh sáng lung linh của nến
Ngày Phật thành đạo là ngày nào? Ý nghĩa của ngày Đức Phật thành Đạo

>>>>>Xem thêm: Soi ý nghĩa quẻ số 32: Bệnh tật tự khỏi, cãi cọ tự mất nhưng vẫn phải cẩn thận

Không khí trang trọng của buổi lễ kỷ niệm ngày Đức Phật thành đạo

Sự kiện ngày Phật thành đạo chính là điểm son trong lịch sử tôn giáo của cả nhân loại. Ngày lễ này đã mở ra kỷ nguyên mới cho sự bình đẳng, vô ngã và từ bi. Bởi vậy hàng năm lễ kỷ niệm Đức Phật thành đạo luôn được tổ chức vô cùng chỉn chu và long trọng.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *