Hóa vàng Tết Nguyên Đán Giáp Thìn 2024 ngày nào đẹp chuẩn phong thủy để gia tiên độ trì bình an quanh năm?

Hóa vàng Tết Nguyên Đán Giáp Thìn 2024 ngày nào đẹp chuẩn phong thủy để gia tiên độ trì bình an quanh năm?
Rate this post

Hóa vàng Tết Nguyên Đán Giáp Thìn 2024 ngày nào tốt, giờ hoàng đạo nào đúng chuẩn theo phong thủy để đón tài lộc, may mắn, thuận lợi, giúp gia chủ có một năm mới an khang – thịnh vượng?

Bạn đang đọc: Hóa vàng Tết Nguyên Đán Giáp Thìn 2024 ngày nào đẹp chuẩn phong thủy để gia tiên độ trì bình an quanh năm?

1. Ý nghĩa của lễ cúng hóa vàng dịp Tết Nguyên đán

Lễ hóa vàng theo phong tục của người Việt từ xa xưa được hiểu chính là lễ cúng tiễn tổ tiên, ông bà hay còn được gọi là lễ tạ năm mới. Theo đó, cứ vào khoảng từ 24 tháng Chạp đến ngày 30 Tết hằng năm, mỗi gia đình đều tổ chức nghi lễ tạ mộ hay còn gọi là chạm mộ (được hiểu là lễ đón các cụ về ăn Tết).

Việc đi lễ mộ phần gia tiên dịp cuối năm mang ý nghĩa tâm linh, thể hiện được truyền thống coi trọng đạo hiếu của người Việt. Bởi phần mộ được coi là “nhà” của ông bà, gia tiên nhà mình sau khi khuất. Chính vì vậy, cuối năm các con cháu đều tề tựu đông đủ tại đây để dọn dẹp, sửa sang sạch đẹp đón ông bà, gia tiên về ăn Tết. Đêm Giao thừa 30 Tết là thời điểm chính thức để các gia đình sửa soạn lễ vật cúng và cơm mời ông bà, tổ tiên về nhà ăn Tết cùng con cháu.

Hóa vàng Tết Nguyên Đán Giáp Thìn 2024 ngày nào đẹp chuẩn phong thủy để gia tiên độ trì bình an quanh năm?

Thường sau 3 ngày Tết, các gia đình sẽ làm mâm lễ hóa vàng để tiễn ông bà, gia tiên.

Trong các ngày Tết sau đó, các vật phẩm được gia chủ giữ nguyên trên bàn thờ như: Mâm ngũ quả, bánh kẹo Tết, chè thuốc… Hàng ngày, các gia đình đều sửa soạn mâm cỗ cúng với đủ món chay mặn đơn giản (tùy theo điều kiện từng gia đình) để dâng lên thần linh, ông bà, tổ tiên.

Theo quan niệm truyền thống, lễ hóa vàng sẽ được thực hiện vào mùng 3 hoặc mùng 7 Âm lịch Tết Nguyên đán, con cháu sẽ lại sửa soạn mâm cơm cúng làm lễ tiễn đưa ông bà, tổ tiên về trời. Tuy nhiên, hiện quan niệm này dần được thay đổi, tùy thuộc vào điều kiện từng gia đình mà lễ sẽ được tổ chức linh động hơn, thường sẽ từ mùng 3 – 10 tháng Giêng.

Ngoài ra, lễ hóa vàng cũng chính là để mỗi gia đình tỏ lòng biết ơn đến chư vị thần linh và để nghênh đón thần tài, tài lộc với hy vọng một năm làm ăn – kinh doanh thuận lợi, hanh thông. Ngoài ra còn thể hiện lòng tôn kính, sự cầu mong tổ tiên ban phước lành cho hậu thế, một năm nhiều may mắn, sức khỏe và thịnh vượng.

2. Hóa vàng Tết Nguyên Đán Giáp Thìn 2024 ngày nào đẹp chuẩn phong thủy để gia tiên độ trì?

Tìm hiểu thêm: Tướng mắt sư tử tốt hay xấu? Bí mật vận mệnh cuộc đời người sở hữu tướng mắt này

Hóa vàng Tết Nguyên Đán Giáp Thìn 2024 ngày nào đẹp chuẩn phong thủy để gia tiên độ trì bình an quanh năm?
Ngày hóa vàng tốt nhất mỗi năm đều có sự thay đổi khác nhau.

Mỗi năm ngày hóa vàng đẹp lại có sự thay đổi và hoàn toàn không có một ngày cố định nào. Thông thường, ngày hóa vàng đẹp sẽ rơi vào tử mùng 3 – 10 Âm lịch, và tùy thuộc vào điều kiện, tính chất của mỗi gia đình. Năm 2024, ngày đẹp mà các gia đình có thể làm lễ hóa vàng sẽ rơi và mùng 3, mùng 4 và mùng 7 Tết Giáp Thìn 2024. Cụ thể:

  • Ngày mùng 3/1 Âm lịch Tết Giáp Thìn 2024 ̣(tức ngày 12/2/2024 Dương lịch): Giờ Hoàng Đạo là Giờ Tý (23h – 1h), Giờ Sửu (1h – 3h), Giờ Mão (5h – 7h), Giờ Ngọ (11h – 13h), Giờ Thân (15h – 17h), Giờ Dậu (17h – 19h).
  • Ngày mùng 4/1 Âm lịch Tết Giáp Thìn 2024 (tức ngày 13/2/2024 Dương lịch): Giờ Hoàng Đạo là Giờ Dần (3h – 5h), Giờ Mão (5h – 7h), Giờ Tỵ (9h – 11), Giờ Thân (15h – 17h), Giờ Tuất (19h – 21h), Giờ Hợi (21h – 23h).
  • Ngày mùng 5/1 Âm lịch Tết Giáp Thìn 2024 (tức ngày 14/2/2024 Dương lịch): Giờ Hoàng Đạo là Giờ Tý (23h – 1h), Giờ Sửu (1h – 3h), Giờ Thìn (7h – 9h), Tỵ (9h – 11h), Giờ Mùi (13h – 15h), Giờ Tuất (19h – 21h).
  • Ngày mùng 6/1 Âm lịch Tết Giáp Thìn 2024 (tức ngày 15/2/2024 Dương lịch): Giờ Hoàng Đạo là Giờ Tý (23h – 1h), Giờ Dần (3h – 5h), Giờ Mão (5h – 7h), Giờ Ngọ (11h – 13h), Giờ Mùi (13h – 15h), Giờ Dậu (17h – 19h).
  • Ngày mùng 7/1 Âm lịch Tết Giáp Thìn 2024 (tức ngày 16/2/2024 Dương lịch): Giờ Hoàng Đạo là Giờ Dần (3h – 5h), Giờ Thìn (7h – 9h), Giờ Tỵ (9h – 11h), Giờ Thân (15h – 17h), Giờ Dậu (17h – 19h), Giờ Hợi (21h – 23h).
  • Ngày mùng 8/1 Âm lịch Tết Giáp Thìn 2024 (tức ngày 17/2/2024 Dương lịch): Giờ Hoàng Đạo là Giờ Sửu (1h – 3h), Giờ Thìn (7h – 9h), Giờ Ngọ (11h – 13h), Giờ Mùi (13h – 15h), Giờ Tuất (19h – 21h), Giờ Hợi (21h – 23h).

3. Lưu ý cách thực hiện lễ hóa vàng Tết Nguyên Đán Giáp Thìn 2024 đúng chuẩn

Hóa vàng Tết Nguyên Đán Giáp Thìn 2024 ngày nào đẹp chuẩn phong thủy để gia tiên độ trì bình an quanh năm?

>>>>>Xem thêm: Cung Aries là cung gì? Khám phá bí ẩn đằng sau chòm sao Aries

Trong nghi lễ hóa vàng dịp Tết Nguyên đán không nhất thiết phải đốt càng nhiều vàng mã mới chứng tỏ được lòng thành của gia chủ.

Sau khi chuẩn bị mâm cơm cúng đầy đủ và tươm tất nhất (tùy vào điều kiện của gia chủ mà số lượng món sẽ khác nhau nhưng cơ bản sẽ đủ món luộc – xào – chiên (rán) và xôi). Lúc này gia chủ sẽ tiến hành thắp hương (nhang) và tiến hành đọc bài văn khấn. Sau khi kết thúc lễ (việc kết thúc khoác lễ được xác định bằng nén hương đã cháy hết) các gia đình sẽ hóa vàng mã (theo thứ tự lần lượt từ thần linh thổ địa đến tổ tiên).

Gia chủ cần lưu ý sau khi hóa vàng xong phải vẩy vài giọt rượu cúng vào tro vàng. Theo quan niệm khi thực hiện điều này sẽ giữ sự thiêng liêng của lễ hóa vàng. Đồng thời, hành động này cũng được hiểu là cách để con cháu gửi đầy đủ các lễ vật, tiền vàng đến ông bà, tổ tiên.

Bên cạnh đó, gia chủ cũng nên nhớ không phải càng nhiều tiền vàng mã mới thể hiện tấm lòng thành. Theo chuyên gia, quan niệm này là không đúng, vì trong 3 ngày Tết gia đình đã cỗ bàn, hương khói đầy đủ là đã chuẩn với phong tục truyền thống.

(*) Trên đây là các thông tin về lễ hóa vàng và ngày đẹp, giờ hoàng đạo dịp để cúng hóa vàng trong dịp Tết Nguyên Đán Giáp Thìn 2024. Hy vọng những thông tin cung cấp trong bài viết hữu ích với bạn!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *