Cúng Rằm tháng Giêng giờ nào tốt: 3 khung giờ giúp gia chủ may mắn nguyên năm

Cúng Rằm tháng Giêng giờ nào tốt: 3 khung giờ giúp gia chủ may mắn nguyên năm
Rate this post

Cúng rằm tháng Giêng giờ nào tốt nhất? Theo văn hóa Việt, rằm tháng Giêng là ngày rằm lớn nhất năm và nghi lễ cúng rằm tháng Giêng cực kỳ quan trọng. Lựa chọn giờ cúng cũng như chuẩn bị chu đáo mâm cúng rằm tốt sẽ giúp mang lại bình an, tài lộc cho gia đình.

Bạn đang đọc: Cúng Rằm tháng Giêng giờ nào tốt: 3 khung giờ giúp gia chủ may mắn nguyên năm

1. Cúng Rằm tháng Giêng giờ nào tốt nhất?

1.1. Rằm tháng giêng là ngày nào?

Rằm tháng Giêng là ngày 15/1 Âm lịch hàng năm, còn được là ngày Tết Nguyên tiêu. Đây là một trong hai ngày rằm lớn nhất với người Việt Nam, bên cạnh rằm tháng bảy. Vào ngày này, hầu hết mọi gia đình đều chuẩn bị kỹ càng cho khâu Cúng Rằm, từ chọn ngày giờ đẹp cho đến mâm cỗ, văn khấn. Vào ngày 15/1 Âm lịch gia chủ nên cúng rằm tháng giêng giờ nào tốt?

Cúng Rằm tháng Giêng giờ nào tốt: 3 khung giờ giúp gia chủ may mắn nguyên năm

Rằm tháng Giêng hay Tết Nguyên tiêu là ngày 15/1 Âm lịch hàng năm

>>> Xem thêm: [Giải Đáp] Cúng Ngày Rằm Là Ngày 14 Hay 15? Ngày Rằm Có Ý Nghĩa Gì?

1.2. Giờ cúng rằm tháng Giêng tốt nhất

Theo phong tục truyền thống, người Việt thường cúng Rằm tháng Giêng vào giờ Ngọ ngày 15/1 Âm lịch (ngày chính rằm), cụ thể là từ 11 giờ đến 13 giờ trưa. Ông bà ta cho rằng khung giờ này là thời gian Thần Phật xuống trần gian và chứng cho lòng thành, tâm ý của gia chủ.

Tuy nhiên, bạn cũng không cần quá khắt khe về giờ cúng Rằm tháng Giêng. Điều này còn tùy thuộc vào công việc của mỗi gia đình. Hơn nữa, gia chủ cũng không cần phải làm mâm cao cỗ đầy, chỉ cần đủ tỏ lòng biết ơn, thành tâm kính trọng đối với tổ tiên ông bà và các đấng thần linh.

Thời gian tốt để thực hiện nghi lễ cúng Rằm là từ sáng sớm ngày 14/1 đến 19:00 ngày 15/1 Âm lịch. Nếu gia đình nào quá bận rộn có thể cúng Rằm vào ngày 13, 12 hoặc 11 và lưu ý không nên cúng sau ngày chính rằm. Vậy cúng rằm tháng Giêng giờ nào tốt nhất? Cung giờ hoàng đạo để tiến hành cúng Rằm tháng Giêng gồm 11:00 – 13:00 (giờ Ngọ), 15:00 – 17:00 (giờ Thân), 17:00 – 19:00 (giờ Dậu).

2. Cúng rằm tháng Giêng giờ nào tốt: Chuẩn bị mâm cúng

Khi đã biết cúng rằm tháng Giêng giờ nào tốt, các gia đình thường chuẩn bị hai mâm, một mâm cúng gia tiên và một mâm cúng Phật. Trong đó, mâm cúng Phật sẽ là các món chay thanh thịnh, cộng với đèn nến, hương hoa. Còn mâm cúng gia tiên bao gồm các món ăn mặn, thường là các món truyền thống theo văn hóa Việt.

2.1. Mâm cúng gia tiên

Nhìn chung, mâm cỗ cúng gia tiên vào ngày Rằm tháng Giêng luôn có sự hiện diện của các món như đặc trưng như xôi gấc, bánh chưng và thịt gà. Gà được xem là loài vật linh thiêng trong cúng tế. Còn xôi gấc màu đỏ với mong ước đem lại may mắn khi bước sang năm mới.

Cúng Rằm tháng Giêng giờ nào tốt: 3 khung giờ giúp gia chủ may mắn nguyên năm

Mâm cúng gia tiên ông bà thường bao gồm các món mặn

Vào ngày rằm tháng Giêng, một số món khác như giò, rau xào, chả... cũng thường được dọn trên mâm cỗ mặn để cúng ông bà. Ngoài ra, mâm lễ còn có hoa tươi, hương nhang, đèn nến, vàng mã, rượu và trầu cau.

2.2. Mâm cúng Phật

Các món ăn dâng lên lễ Phật tuyệt đối phải là đồ chay, sạch sẽ và thanh tịnh. Số lượng món không cần quá nhiều nhưng vừa đủ bày lên đĩa nhỏ hoặc vừa, có thể dao động từ 10 đến 25 món. Mâm lễ thường có các món chè xôi, hoa quả, món rau xào chay không nêm nhiều gia vị hay hương liệu, các món đậu, canh củ quả chay, canh măng nấm, bánh trôi nước…

Tìm hiểu thêm: Mặt phúc hậu là gì? Làm sao để có khuôn mặt phúc hậu?

Cúng Rằm tháng Giêng giờ nào tốt: 3 khung giờ giúp gia chủ may mắn nguyên năm
Mâm cúng Phật ngày Rằm tháng Giêng với các món chay

Điều đặc biệt là người ta thường rất chú ý đến màu sắc trên mâm cỗ chay, thường được bày trí theo các màu đại diện cho ngũ hành. Cụ thể, hành Hỏa với màu đỏ, hành Mộc với sắc xanh, hành Thổ với màu đen, hành Thủy là màu trắng còn hành Kim với sắc vàng. Hành động ăn chay vào ngày Rằm tháng Giêng chính là muốn tìm lại sự thanh tịnh, cân bằng trong tâm hồn.

Lưu ý: Tùy theo điều kiện kinh tế cũng như số lượng thành viên của mỗi gia đình mà mâm cúng Rằm tháng Giêng sẽ được chuẩn bị cho phù hợp, không nhất thiết phải làm quá nhiều món. Bởi vì mâm cỗ quá nhiều thì không thể thụ được hết lộc và rất lãng phí.

3. Một số lưu ý trong lễ cúng Rằm tháng Giêng

Bên cạnh sự quan trọng của việc biết được cúng Rằm tháng Giêng giờ nào tốt, bạn cũng cần lưu ý một số điều dưới đây trong lễ cúng Rằm.

3.1. Không dùng hoa, trái cây giả

Một số gia đình thường trang trí bàn thờ bằng hoa giả hoặc trái cây giả vì chúng thường có màu sắc bắt mắt, hình dáng đẹp mà không sợ bị héo, hỏng. Tuy nhiên, việc bày đồ giả lên bàn thờ hay mâm cúng là điều không tốt. Việc thờ cúng phải thật tâm, không cần quá cầu kỳ nhưng chỉ cần có lòng. Gia chủ hãy dâng lên ông bà tổ tiên, Thần Phật những bông hoa và trái cây tươi nhất.

3.2. Đồ chay không nên giả món mặn

Có khá nhiều gia đình kiêng việc sát sinh vào ngày Rằm tháng Giêng nên chuẩn bị mâm cỗ bằng các món chay. Tuy nhiên, bạn cần lưu ý đã là đồ chay thì cần là các món thuần chay. Tuyệt đối không nên mô phỏng món chay dưới hình dạng các món mặn vì không thể hiện lòng thành từ tâm.

3.3. Đốt vàng mã vừa phải

Mục đích của cúng Rằm tháng Giêng là ghi nhớ công ơn của những người đi trước. Do vậy, vào ngày này, các gia đình thường cầu ông bà, thần Phật phù hộ cho tất cả các thành viên trong gia đình có một năm mới mạnh khỏe, no đủ và bình an. Tuy nhiên, đạo Phật không khuyến khích việc đốt vàng mã, vừa lãng phí tiền bạc lại vừa ảnh hưởng xấu môi trường.

Cúng Rằm tháng Giêng giờ nào tốt: 3 khung giờ giúp gia chủ may mắn nguyên năm

>>>>>Xem thêm: Giải mã giấc mơ thấy nhà trọ: Tương lai ắt gặp quý nhân nếu làm việc này

Không nên đốt vàng mã quá nhiều trong ngày Rằm tháng Giêng

3.4. Lau dọn bàn thờ

Việc lau dọn bàn thờ thường xuyên là điều quan trọng. Tuy nhiên vào ngày rằm tháng Giêng, bạn nên lau dọn tổng vệ sinh một lần nữa cho sạch sẽ. Trước khi lau dọn, hãy thắp một nén nhang khấn ông bà hay các vị Thổ địa Thần linh xin lau dọn để chuẩn bị cho lễ cúng Rằm. Lưu ý trong quá trình dọn dẹp, cần nhẹ tay, không nên xê dịch vị trí bát hương.

3.5. Không cúng thủ lợn

Bạn có thể chuẩn bị mâm cúng chay hoặc mâm cúng mặn vào ngày Rằm tháng Giêng. Tuy nhiên với mâm cúng mặn, lưu ý không nên bày thủ lợn. Bởi theo quan niệm dân gian, cúng thủ lợn là việc làm sát sinh, ảnh hưởng đến bình an, phúc lộc cả năm. Do đó, tránh được là tốt nhất.

3.6. Không dùng tiền giả hay đồng tiền bất chính

Các gia đình Việt thường cúng tiền thật với mong muốn cầu xin may mắn, tài lộc. Tuy nhiên, bạn nên lưu ý rằng đồng tiền đó được tạo ra bằng chính mồ hôi công sức của bản thân. Tuyệt đối không được cúng tiền giả hay dân lên bàn thờ những đồng tiền bất chính, xuất phát từ hành vi trái pháp luật hay chuẩn mực đạo đức.

4. Cúng rằm tháng Giêng khác gì so với các ngày rằm khác?

Sự khác biệt rõ rệt giữa cúng Rằm tháng Giêng và các ngày Rằm ở các tháng khác thể hiện rõ nhất qua mâm cỗ. Vào ngày rằm tháng Giêng, mâm cỗ sẽ đầy đủ hơn, từ các món ăn có thêm xôi gấc, đĩa giò, hoa, trái cây ngũ quả, vàng mã… Đặc biệt, bài văn khấn cũng được chuẩn bị kỹ càng và sự mong cầu thành tâm của gia chủ.

>>> Xem thêm: Ngày Giỗ Còn Gọi Là Ngày Gì? Ý Nghĩa Ngày Giỗ Trong Truyền Thống Việt Nam

5. Nên làm gì vào ngày Rằm tháng Giêng?

Sau khi biết cúng rằm tháng giêng giờ nào tốt thì vào ngày 14 hoặc 15/1 Âm lịch, bạn có thể lên chùa lễ Phật, cầu bình an, sức khỏe và tài lộc cho gia đình. Bên cạnh đó, Rằm tháng Giêng cũng là dịp để bạn tích đức qua việc giúp đỡ người khác, làm nhiều việc thiện, phóng sinh, dọn bàn thờ, thả đèn hoa đăng…

Việc hiểu rõ cúng rằm tháng Giêng giờ nào tốt là điều cực kỳ cần thiết, giúp bạn chọn được giờ chuẩn để thực hiện lễ cúng Rằm. Bên cạnh đó, bạn cũng nên tham khảo và nắm được những lưu ý quan trọng trên đây để chuẩn bị một mâm cúng gia tiên và thần linh chuẩn nhất. Từ đó, việc cúng Rằm tháng Giêng đúng phong tục đem lại bình an, may mắn và tài lộc cho gia đình trong năm mới.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *