Cách tránh hơi lạnh đám ma cho bà bầu là gì? Rất nhiều người kiêng đi đám ma khi cơ thể yếu, đặc biệt là thai phụ vì sợ nhiễm hơi lạnh từ người chết, làm tăng nguy cơ tổn thương cho thai nhi. Tuy nhiên, trong một số trường hợp bất khả kháng thì mẹ bầu vẫn phải đến đám tang. Vậy nên việc tìm hiểu về cách tránh hơi lạnh đám tang là điều vô cùng cần thiết.
Bạn đang đọc: Cách tránh hơi lạnh đám ma cho bà bầu: Nhớ kỹ thực hiện để thai nhi được an toàn
Contents
1. Hơi lạnh đám ma là gì?
Trong dân gian, hơi lạnh đám ma còn được gọi là âm khí, tà khí hoặc tử khí. Khi một người chết đi thì nhiệt độ cơ thể của họ sẽ giảm xuống thấp, đồng thời là nơi phát sinh ra nhiều loại vi khuẩn gây bệnh. Thật ra, hơi lạnh đám ma chính là dấu hiệu môi trường nhiễm khuẩn do xác chết phát tán và thai phụ là một trong những đối tượng rất dễ bị nhiễm hơi lạnh.
Bà bầu khi bị nhiễm tử khí trong đám ma, thường có các dấu hiệu như mệt mỏi toàn thân, sốt cao, run, nói nhảm, nhịp tim tăng, thở nhanh. Nghiêm trọng hơn thì bị rối loạn tri giác, lú lẫn, phù phổi, vô niệu, hạ huyết áp, nhịp tim chậm…. Do đó, cách tránh hơi lạnh đám ma cho bà bầu là rất quan trọng.
Xem thêm: 11 Điều Kiêng Kỵ Khi Đi Đám Ma, Điều Số 7 Nhiều Người Mắc Phải Dễ Dẫn Đến Tai Hoạ
2. 7 cách tránh hơi lạnh đám ma cho bà bầu đơn giản, hiệu quả
Âm khí đám tang rất nặng, nếu phụ nữ mang thai đi viếng không cẩn thận dễ mắc phải hơi lạnh từ người chết sẽ sinh bệnh. Dưới đây là những cách tránh hơi lạnh đám ma cho bà bầu hiệu quả:
2.1. Bỏ tỏi trong người
Từ lâu, tỏi được biết đến như là một vật trừ tà rất tốt. Theo quan niệm dân gian, mùi của tỏi nồng, hăng có thể làm cho âm khí của đám ma giảm xuống, khiến cho chúng tránh xa bà bầu. Do đó, khi đi viếng đám tang bà bầu nên mang theo nhánh tỏi trong túi. Điều này sẽ giúp tinh thần và lý trí của mẹ bầu được duy trì ổn định.
Ngoài ra, tỏi còn khắc những điều xui xẻo đeo bám về tới nhà. Hơn nữa, theo các chuyên gia thì tỏi cũng có tính sát trùng, giúp tiêu diệt các loại vi khuẩn có hại cho sức khỏe.
2.2. Mang theo lá na khi đi viếng đám tang
Mang theo lá na cũng là một trong những cách tránh hơi lạnh đám ma cho bà bầu được các chuyên gia chia sẻ. Mẹ bầu chỉ cần vò nát từ 3 đến 5 lá na rồi bỏ vào trong túi áo. Sau khi viếng đám tang xong, bạn phải vứt bỏ những lá na này và tuyệt đối không được mang theo về nhà.
Ngoài ra, bạn cũng có thể lấy lá na vò nát rồi xoa khắp người để loại bỏ tà khí. Áp dụng cách này sẽ giúp cơ thể tránh bị nhiễm hơi lạnh và các nguồn năng lượng xấu đeo bám.
2.3. Vò nát lá trầu không bỏ vào túi áo hoặc xoa lên người
Bên cạnh việc sử dụng trong một số bài thuốc dân gian, lá trầu không còn có tác dụng xua đuổi tà ma, quỷ ám. Bạn có thể lấy từ 1 đến 2 lá trầu vò nát để trong túi áo hoặc xoa lên chân, tay, mặt mỗi khi đi đến đám ma. Đây không chỉ là cách tránh hơi lạnh đám ma cho bà bầu mà còn có thể ngăn chặn âm khí không tốt.
2.4. Đem theo lá bibi bên mình để tránh xui rủi
Cây bibi còn được dân gian gọi là cây đại bi, cây từ bi. Loại cây này được trồng phổ biến ở nước ta để làm thuốc, đồng thời được coi là loại cây đặc trị tà khí và hơi lạnh trong dân gian.
Khi đi đám ma mẹ bầu có thể hái vài lá bibi, sau đó vò nát và bỏ vào túi áo. Ngoài ra, nấu nước để uống cũng là một trong các cách tránh hơi lạnh đám ma cho bà bầu được nhiều người áp dụng và lưu truyền.
2.5. Bôi dầu gió xanh để khử khuẩn
Dầu gió xanh ngoài làm ấm cho cơ thể thì còn mang lại tác dụng tốt trong việc xua đuổi tử khí trong đám ma. Khi đi đám tang, bà bầu nên thoa một ít dầu gió xanh lên người. Dầu gió xanh sẽ phát huy khả năng làm nóng, giúp bảo vệ cơ thể khỏi vi khuẩn phát tán trong không khí. Từ đó tránh được tà khí xấu xâm nhập vào người, đồng thời ngăn chặn yêu ma quấy phá cuộc sống.
2.6. Sử dụng gừng và quế
Pha trà gừng và quế là cách tránh hơi lạnh đám ma cho bà bầu từ người xưa được lưu truyền đến ngày nay. Cách này được đánh giá cao về độ hiệu quả. Uống một vài ly trà gừng quế nóng hổi trước khi đi đám tang có thể phòng chống hơi lạnh người chết. Hơn nữa còn giúp tăng cường hệ miễn dịch cho phụ nữ mang thai.
2.7. Ngậm miếng gừng tươi khi đi đám ma
Một cách tránh hơi lạnh đám ma cho bà bầu cũng rất hiệu quả chính là sử dụng gừng tươi. Ngậm miếng gừng tươi khi đi viếng đám ma có thể bảo vệ cơ thể khỏi vi khuẩn cùng âm khí trong không gian tang lễ, đồng thời tăng cường sức đề kháng.
Tìm hiểu thêm: Chọn cá chép cúng ông Công ông Táo như thế nào để ‘hóa rồng’, mang may mắn và tài lộc cho gia chủ
3. Sau khi đi đám ma về bà bầu nên làm gì để xua tan tà khí?
Ngoài tìm hiểu về cách tránh hơi lạnh đám ma cho bà bầu, thai phụ cũng nên tuân theo những nguyên tắc dưới đây để loại bỏ các tác động tiêu cực và xua đuổi tà khí theo mình về nhà:
3.1. Đốt vía ngay khi trở về nhà
Theo quan niệm của văn hóa Việt Nam, sau khi đi đám ma về, bà bầu nên đốt vía hay còn gọi là đốt phong long. Tùy từng vùng miền sẽ có cách thức đốt vía khác nhau. Có nơi chỉ cần đốt cháy tờ giấy rồi hơ quanh người là được.
Tuy nhiên cũng có địa phương cầu kỳ hơn chính là sử dụng bồ kết. Bồ kết được phơi khô, sau đó đốt cháy trong chậu. Bà bầu đi đám ma về thực hiện đốt vía bằng cách bước qua chậu bồ kết 9 lần. Vừa bước, vừa khấn nhẩm trong miệng câu “vía lành thì ở, vía dữ thì đi”. Cách làm này giúp loại bỏ tà khí, tạo điều kiện cho năng lượng tích cực và tốt lành vào trong ngôi nhà.
3.2. Tắm rửa sạch sẽ
Ngay sau khi đốt vía xong, việc mà bà bầu đi đám tang về cần thực hiện ngay chính là tắm rửa sạch sẽ. Lý do là bởi ông bà ta vẫn quan niệm rằng, quần áo của người đi dự đám ma sẽ bị tà khí bủa vây, có thể gây tổn hại đến sức khỏe, vận xui đeo bám. Chính vì thế, việc tắm rửa sau khi dự tang lễ là điều cần thiết.
Nếu cẩn thận, bà bầu có thể nấu các loại lá như ổi, sả, đinh lăng, chanh, tía tô, vỏ bưởi, vỏ quế để tẩy uế cũng rất tốt. Sau khi tắm, mẹ bầu cần lau khô người thật nhanh nhằm tránh cảm lạnh. Các loại lá này có tính ấm và thư giãn, giúp giảm căng thẳng, đồng thời trừ tà, trừ âm khí, mang lại giấc ngủ an yên.
3.3. Xông hơi bằng bồ kết và cành chổi rành
Nếu có thể, sau khi về nhà từ đám tang, bà bầu nên xông hơi bằng bồ kết và cành chổi rành. Cành chổi rành là một loại cây quen thuộc trong dân gian, còn gọi là thanh liễu, chổi sể, thanh hao… Khi đốt cây chổi rành, hương thơm từ lá cây kết hợp với hơi nóng từ bồ kết sẽ giúp cơ thể ấm lên, đuổi sạch mọi tà khí, giải được vận đen ám vào mình.
3.4. Tránh ngồi trước luồng gió mạnh và hạn chế tiếp xúc với người khác
Khi đi đám tang về nếu chưa kịp đốt vía hay tắm rửa, bà bầu cần tránh ngồi trước luồng gió mạnh để không bị trúng gió. Bên cạnh đó, nên hạn chế tiếp xúc với những người thân của mình, đặc biệt là người già, trẻ nhỏ, người đang đau ốm… Bởi hơi lạnh từ đám ma có thể làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của họ.
3.5. Sử dụng tinh dầu gừng quế
Tinh dầu gừng quế có tính ấm nên được người xưa dùng giải cảm và giảm lạnh trong cơ thể vô cùng hiệu quả. Vì vậy, mẹ bầu có thể bôi tinh dầu này lên các huyệt quan trọng như trên đầu hoặc bụng để giữ ấm sau khi đi viếng đám tang.
3.6. Bổ sung nước cam, nước chanh
Nước cam, nước chanh có tính ấm, giúp cơ thể nóng lên, từ đó làm giảm cảm giác lạnh. Chưa kể, việc sử dụng các loại nước này còn giúp giải khát và cung cấp năng lượng cho mẹ bầu sau khi tham dự một lễ tang.
>>>>>Xem thêm: Tránh xui rủi, né tai ương nhờ chọn hướng đặt bàn thờ tuổi Đinh Dậu đúng phong thủy
3.7. Nghỉ ngơi và theo dõi sức khỏe
Nếu cảm thấy không khỏe sau khi đi viếng đám ma, bà bầu hãy nghỉ ngơi và theo dõi tình trạng sức khỏe của bản thân. Trường hợp sốt cao, rối loạn tri giác, lú lẫn hoặc nói nhảm, cần đến ngay các cơ sở y tế gần nhất để kiểm tra và điều trị kịp thời.
Xem thêm: Người Chết Vào Ngày Mùng 1 Đầu Tháng Có Sao Không? Sự Thất Bất Ngờ Ít Ai Biết
4. Những điều kiêng kỵ khi đi đám ma bà bầu cần lưu ý
Bên cạnh những cách tránh hơi lạnh đám ma cho bà bầu thì mẹ bầu cũng nên “bỏ túi” một số kiêng cữ khi đi đám ma để không gặp rắc rối. Cụ thể như sau:
- Nếu không thuộc trường hợp bất khả kháng thì tốt nhất mẹ bầu không nên đi viếng đám tang nhất là ở 3 tháng đầu tiên và 3 tháng cuối của thai kỳ.
- Trong trường hợp bắt buộc phải có mặt ở đám tang, bà bầu cần chọn khoảng thời gian đi viếng vào ban ngày, lúc trời nắng ấm. Nếu không đến viếng trong ngày mất, mẹ bầu cũng có thể đến thắp hương tưởng nhớ vào 49 ngày hoặc 100 ngày mất.
- Khi đến viếng đám tang, bà bầu chỉ nên đứng ở xa, không nên lại gần linh cữu. Bởi âm khí của người chết có thể gây hại cho thai nhi.
- Nếu mẹ bầu cảm thấy mệt mỏi, đau nhức khắp người hoặc có bất kỳ dấu hiệu nào liên quan đến vấn đề sức khỏe thì không nên đi viếng đám tang.
Theo các chuyên gia khoa học, sau khoảng 6 giờ kể từng khi ngừng thở, cơ thể người chết bắt đầu bốc ra hơi lạnh do quá trình phân hủy xác chết. Vì vậy, việc áp dụng cách tránh hơi lạnh đám ma cho bà bầu như mang theo tỏi, lá trầu không, thoa dầu gió xanh… sẽ giúp giảm thiểu tác động tiêu cực từ hiện tượng này và bảo vệ sức khỏe thai nhi.