Văn khấn Thần Tài là một nghi thức trong phong tục cúng Thần Tài truyền thống của văn hóa Việt Nam, được thực hiện để cầu mong sự giàu có, may mắn và thành công. Bài văn khấn Thần Tài thường được đọc trong các dịp lễ tết, ngày vía Thần Tài, mùng 1, ngày 15 âm lịch hàng tháng.
Bạn đang đọc: Bài văn khấn Thần Tài hàng ngày, mùng 1, mùng 10, ngày rằm chi tiết và đầy đủ nhất
Contents
- 1 1. Chuẩn bị mâm cúng ngày vía Thần Tài 2024 chuẩn nhất
- 2 2. Văn khấn ngày vía Thần Tài phổ biến
- 3 3. Mẫu văn khấn Thần Tài hàng ngày truyền thống
- 4 4. Văn cúng Thần Tài mùng 1 âm lịch hàng tháng
- 5 5. Mẫu văn khấn Thần Tài ngày rằm và mùng 10 âm lịch hàng tháng
- 6 6. Mẫu văn khấn Thần Tài cúng khai trương cửa hàng, công ty,…
- 7 7. Cần lưu ý gì khi cúng bái Thần Tài?
1. Chuẩn bị mâm cúng ngày vía Thần Tài 2024 chuẩn nhất
Theo quan niệm dân gian, Thần Tài là vị thần rất linh thiêng, phù hộ mang đến tài lộc, của cải cho gia đình. Đối với những người làm ăn, kinh doanh, buôn bán, việc thờ cúng ông Thần Tài diễn ra quanh năm, được thực hiện hàng ngày. Tuy nhiên, ngày vía Thần Tài, tức ngày mùng 10 tháng Giêng âm lịch lại được tổ chức lớn nhất. Người ta chọn dịp này để cầu mong việc làm ăn được thuận lợi, suôn sẻ.
Tùy thuộc vào từng vùng miền mà mâm cúng ngày vía Thần Tài sẽ có sự biến đổi. Tuy nhiên, theo truyền thống, mâm cúng Thần Tài ngày mùng 10 âm lịch cần có đầy đủ các lễ vật sau:
-
1 lọ hoa vạn thọ;
-
1 bộ tam sên gồm 1 miếng thịt ba rọi luộc, 1 hột vịt luộc, 1 con cua hoặc tôm luộc;
-
Các món ăn tùy theo văn hóa gia đình;
-
5 loại trái cây bao gồm xoài, cam, dưa hấu, thanh long, táo…
-
Hoa tươi có màu rực rỡ đẹp mắt như hoa ly, hoa cúc…
-
Bài văn khấn Thần Tài ngày vía Thần Tài.
-
Giấy tiền, vàng mã.
-
Thuốc lá, cúng cả bao và để 2 điếu thuốc thò ra bên ngoài.
-
1 hũ gạo, 1 hũ muối, 1 hũ nước đầy đặt ở vị trí chính giữa hai tượng Thần Tài, Thổ Địa. Những lễ vật này tượng trưng cho một cuộc sống đầy đủ, ấm êm. Bạn lưu ý đặt các hũ từ đầu năm đến cuối năm thì mới được thay.
-
1 khay nước gồm 2 chén rượu, 3 chén nước.
Mâm cúng Thần Tài còn được một số gia đình trang bị cả hai bát nhang, khay vàng giấy, hai cây đèn nhỏ. Sự khác nhau giữa mâm cúng ngày thường là chỉ có trái cây, hoa, đồ chay trong khi ngày vía Thần Tài thì còn có thêm bộ tam sên. Tại các thành phố lớn, nhiều gia chủ cúng xôi và chè trôi nước trong mâm lễ vật để cầu cho việc buôn bán được trôi chảy.
Tại miền Nam, các gia đình thường thờ chung Thần Tài và Thổ Địa. Do đó, họ sẽ chuẩn bị thêm một con cá lóc nướng để đặt trên bàn thờ. Con cá lóc được để nguyên trạng và mang đi nướng trui với ý nghĩa nhắc về thời xa xưa, ông cha ta từng rất thiếu thốn, khó khăn trong buổi đầu xây dựng đất nước, khai hoang, không hề nề hà chuyện cá lóc để cả con và còn nguyên vảy.
Ngày nay, người ta còn có tục mua vàng miếng để lên bàn thờ Thần Tài vào lúc cúng. Điều này với mục đích nhằm xin lộc Thần Tài, cầu xin ông phù hộ cho kinh doanh phát đạt, có nhiều tiền tài để mua thêm nhiều vàng hơn.
Xem thêm: Bài Văn Khấn Mùng 1 Tháng 2 Năm 2024 Được Lòng Tổ Tiên, Cầu Gì Được Nấy
2. Văn khấn ngày vía Thần Tài phổ biến
Bài văn khấn ông Thần Tài sau đây được trích dẫn từ sách “Văn khấn cổ truyền Việt Nam” được xuất bản bởi NXB Văn hóa Thông tin:
3. Mẫu văn khấn Thần Tài hàng ngày truyền thống
Cúng Thần Tài mỗi ngày là nghi thức được nhiều gia đình Việt Nam thực hiện. Họ tin rằng đây là vị thần mang đến nhiều tài lộc, may mắn. Các doanh nghiệp luôn đặt bàn thờ Thần Tài ở vị trí trang trọng tại nhà, nơi kinh doanh và thờ cúng mỗi ngày.
Bạn có thể tham khảo bài văn khấn Thần Tài hàng ngày dưới đây:
4. Văn cúng Thần Tài mùng 1 âm lịch hàng tháng
Vào ngày mùng 1 âm lịch mỗi tháng, các gia chủ sẽ bày mâm cúng Thần Tài và đọc bài văn khấn Thần Tài để tăng thêm lòng thành khẩn, thiêng liêng.
Tìm hiểu thêm: Tử vi 12 cung hoàng đạo hôm nay ngày 19/2/2024: Công việc thăng hoa trong ngày đầu tuần với chòm sao nào?
5. Mẫu văn khấn Thần Tài ngày rằm và mùng 10 âm lịch hàng tháng
Mùng 10 âm lịch và ngày rằm mỗi tháng cũng là dịp được nhiều người làm ăn, kinh doanh chọn để cúng Thần Tài. Tham khảo bài văn khấn Thần Tài dành riêng cho các ngày này:
6. Mẫu văn khấn Thần Tài cúng khai trương cửa hàng, công ty,…
Vài dịp khai trương cửa hàng, các chủ hộ làm ăn kinh doanh còn chu đáo đặt riêng một mâm cúng Thần Tài, Thổ Địa. Họ tin rằng các vị thần sẽ phù hộ nhiều tài lộc, việc buôn bán được thuận buồm xuôi gió. Dưới đây là bài cúng Thần Tài dịp khai trương để bạn tham khảo:
Xem thêm: Văn Khấn Xin Tổ Tiên Phù Hộ – Nhẩm Câu Khấn Này Để Cầu Gì Được Nấy
7. Cần lưu ý gì khi cúng bái Thần Tài?
Để việc cúng Thần Tài được trang nghiêm, đúng chuẩn, bạn hãy lưu ý những điều dưới đây:
-
Đặt bàn thờ Thần Tài ở nơi sạch sẽ, thoáng mát, dưới đất, gần cửa và không đặt ở lối đi lại.
-
Trước khi cúng Thần Tài và đọc văn khấn Thần Tài, bạn cần lau chùi, dọn dẹp bàn thờ sạch sẽ, dùng rượu hoặc nước lá bưởi tắm cho tượng. Gia chủ cần lưu ý rằng, mỗi năm chỉ được tắm tượng 5 lần vào mỗi những ngày mùng 10 hàng tháng.
-
Không được dùng chung khăn để lau rửa tượng Thần Tài và khăn lau bàn thờ, khăn lau dọn các thứ khác.
-
Tuyệt đối không được dùng hoa giả cúng Thần Tài hoặc để hoa bị héo.
-
Trái cây cúng Thần Tài phải thật tươi ngon, không được héo.
-
Không đặt bàn thờ quay về hướng Tây Nam, Đông Bắc vì đây là những hướng cần kiêng kỵ.
-
Mâm cúng Thần Tài vào mùng 10 tháng Giêng (ngày vía Thần Tài) thì nên có đồ mặn như thịt heo, tôm luộc, trứng luộc, lễ vật cần chuẩn bị 3 cốc nước, khai giấy vàng, 2 chén rượu, trái cây tươi, 2 cây nến.
-
Giờ cúng Thần Tài nên được thực hiện vào buổi sáng, từ 7 đến 9 giờ hoặc 11 giờ đến 13 giờ. Trong năm Giáp Thìn 2024, ngày vía Thần Tài rơi vào thứ hai, nhằm ngày 19/2 dương lịch. Giờ Hoàng đạo đẹp nhất để cúng là giờ Thìn, từ 7 giờ đến 9 giờ.
-
Mặc trang phục lịch sự, đọc văn khấn Thần Tài thành tâm, trang nghiêm.
-
Sau khi cúng xong, gia chủ hãy đốt giấy tiền vàng mã ở ngoài cổng để cầu mong cuộc sống gia đình bình an, sung túc, phát tài phát lộc, giữ lại vàng thật bên mình để lấy may,
>>>>>Xem thêm: 20/9 là ngày gì? Thời gian có nhiều dấu mốc lịch sử quan trọng nhất
Cúng Thần Tài là phong tục truyền thống với mục đích cầu nguyện được ban tài lộc, may mắn và bình an cho gia đình và bày tỏ lòng kính trọng với bậc bề trên. Gia chủ cần lưu ý đến việc sử dụng các từ ngữ phù hợp để thông điệp trong văn khấn Thần Tài được truyền tải một cách thành kính, mạch lạc nhất.