Văn Khấn Xin Tổ Tiên Phù Hộ – Nhẩm Câu Khấn Này Để Cầu Gì Được Nấy

Văn Khấn Xin Tổ Tiên Phù Hộ – Nhẩm Câu Khấn Này Để Cầu Gì Được Nấy
Rate this post

Văn khấn xin tổ tiên phù hộ từ lâu đã là phương thức mang ý nghĩa sâu sắc trong văn hóa tín ngưỡng, tôn giáo người Việt. Vào các ngày cúng giỗ, lễ tết, rằm tháng 7 hay các dịp quan trọng khác thì việc cầu khấn sẽ rất linh ứng. Điều này được xem như bề trên đang soi sáng, phù hộ gia đình gặp mọi điều như ý.

Bạn đang đọc: Văn Khấn Xin Tổ Tiên Phù Hộ – Nhẩm Câu Khấn Này Để Cầu Gì Được Nấy

1. Ý nghĩa của văn khấn xin tổ tiên phù hộ

Thờ cúng tổ tiên là một việc cực kỳ quan trọng. Đây là phương thức tưởng nhớ ông bà, các bậc lớn tuổi đã khuất. Qua đó cũng thể hiện sự biết ơn, tỏ lòng thành kính sâu sắc của con cháu đối với họ. Đồng thời cũng mong được bề trên che chở và độ trì cho gia đạo bình an, mọi sự hanh thông.

Văn Khấn Xin Tổ Tiên Phù Hộ – Nhẩm Câu Khấn Này Để Cầu Gì Được Nấy

Văn khấn xin tổ tiên phù hộ mang ý nghĩa đặc biệt với mọi gia đình

Không khó bắt gặp các hình ảnh bàn thờ tổ tiên được đặt trong mỗi gia đình. Trên bàn sẽ được bày trí các đồ vật trang nghiêm, sạch sẽ. Tập tục thờ cúng được truyền từ đời này sang đến đời khác. Đó là đạo lý, lối sống tốt đẹp của con người khi luôn hướng về gia đình và cội nguồn.

Đặc biệt trong các dịp cúng bái gia tiên, bạn có thể đọc văn khấn xin tổ tiên phù hộ cho gia đình luôn gặp may mắn và bình an. Ngoài ra khi cần cầu mong thuận lợi về công việc hay một sự kiện nào đó, việc khấn xin ông bà đã khuất cũng vô cùng linh ứng.

2. Văn khấn gia tiên được dùng trong những trường hợp nào?

Văn khấn xin tổ tiên phù hộ thường được dùng trong các trường hợp dưới đây:

  • Vái xin ông bà tổ tiên phù hộ hàng ngày, hàng tuần, hàng tháng. Vào những ngày này, bạn hãy làm một mâm cúng bái tươm tất và đọc văn khấn xin gia tiên soi sáng.

  • Khấn tổ tiên phù hộ khi cưới hỏi, sinh con hoặc nhập trạch. Ngoài việc xem ngày giờ cụ thể để tiến hành thực hiện thì bạn cũng nên vái xin ông bà độ trì cho mọi sự được suôn sẻ, may mắn.

Văn Khấn Xin Tổ Tiên Phù Hộ – Nhẩm Câu Khấn Này Để Cầu Gì Được Nấy

Văn khấn tổ tiên phù hộ khi muốn cưới hỏi, sinh con hay nhập trạch

  • Những ai làm ăn kinh doanh, buôn bán muốn được thuận lợi thì đừng quên nhờ sự trợ giúp của các bậc lớn tuổi đã khuất. Chuẩn bị đủ mâm cúng và khấn vái lòng thành tâm để việc cầu mong được linh ứng.
  • Khi sắp thi cử hay di chuyển đến một nơi xa, điều mà bạn nên làm là cầu nguyện với các vị thần tổ tiên của mình. Họ sẽ che chở, giúp bạn vượt khó khăn và đạt kết quả như ý.

  • Nếu nhà có người thân qua đời, trẻ nhỏ hay đau ốm thì đừng quên đọc văn khấn gia tiên. Hãy luôn tin rằng, tổ tiên sẽ luôn bên cạnh độ trì giúp gia đình có nhiều sức khỏe cũng như tai qua nạn khỏi.

Xem thêm: Mâm Lễ Và Bài Cúng Cuối Năm: Hướng Dẫn Làm Đúng Ngày, Tránh Gặp Sai Sót

3. Mẫu văn khấn xin tổ tiên phù hộ, cầu gì được nấy

Bạn cần thực hiện nghi thức cúng bái, khấn cầu gia tiên đúng cách và chỉnh chu. Tuyệt đối không vái xin hời hợt để tránh lời cầu không linh ứng. Thậm chí còn bị các vị thần bề trên quở trách. Bạn có thể tham khảo một số mẫu văn khấn tổ tiên phù hộ dưới đây:

3.1. Văn khấn ngày mùng một

Truyền thống thắp hương cúng gia tiên trong ngày mùng 1 âm hàng tháng là nghi thức được nhiều gia chủ thực hiện. Khi đó, bạn cần thành tâm sắm lễ, đồng thời thắp nén tâm nhang dâng lên trước án. Kèm theo đó là đọc các lời văn khấn xin tổ tiên phù hộ mọi sự bình an, gia đình hòa thuận, làm ăn phát lộc.

Văn Khấn Xin Tổ Tiên Phù Hộ – Nhẩm Câu Khấn Này Để Cầu Gì Được Nấy

Mẫu văn khấn ngày mùng 1 âm cầu mọi sự bình an, làm ăn phát tài

3.2. Văn cúng ngày giỗ đầu

Sau khi một người thân đã mất tròn 1 năm, gia đình sẽ tiến hành làm lễ cúng giỗ đầu. Nghi thức này luôn được xem trọng từ trước đến nay để thể hiện lòng thành kính đối với người đã khuất. Đến ngày giỗ của họ, bạn cần chuẩn bị đủ mâm lễ theo đúng phong tục. Khi đó có thể đọc văn khấn người khuất độ trì cho gia đình vạn sự tốt lành.

Tìm hiểu thêm: Mách bạn những ý tưởng trang trí Tết bằng mành tre, tài lộc ùn ùn kéo đến

Văn Khấn Xin Tổ Tiên Phù Hộ – Nhẩm Câu Khấn Này Để Cầu Gì Được Nấy
Mẫu văn cúng ngày giỗ đầu thể hiện lòng thành kính với người đã khuất

3.3. Văn khấn gia tiên rằm tháng 7

Ngoài ra, các gia đình Việt cũng thường sửa soạn mâm cúng gia tiên vào rằm tháng 7. Vì theo quan niệm xưa, những vong linh (trong đó có người thân, họ tộc) bị giam cầm ở địa ngục sẽ được ra khỏi cõi âm. Nếu bạn muốn cầu gia đạo bình an, lộc tài vượng tiến thì hãy đọc văn khấn xin tổ tiên phù hộ theo mẫu dưới đây:

Văn Khấn Xin Tổ Tiên Phù Hộ – Nhẩm Câu Khấn Này Để Cầu Gì Được Nấy

Văn khấn gia tiên phù hộ bình an, tài lộc chuẩn vào rằm tháng 7 âm lịch

3.4. Văn khấn gia tiên ngày giỗ thường

Giỗ thường là ngày cát kỵ mang ý nghĩa tưởng nhớ người đã mất tính từ năm thứ ba. Gia đình họ nội, họ ngoại sẽ sum họp và thực hiện cúng lễ theo đúng phong tục. Khi đó, con cháu cần khấn lễ để mời người đã khuất về hưởng giỗ. Sau đó là đến vong linh hai họ nội, ngoại và cáo thỉnh gia thần cùng dự lễ.

Văn Khấn Xin Tổ Tiên Phù Hộ – Nhẩm Câu Khấn Này Để Cầu Gì Được Nấy

>>>>>Xem thêm: Cung Bảo Bình hợp màu gì? Màu sắc may mắn mang tài lộc cho Bảo Bình 2024

Văn khấn tổ tiên ngày giỗ thường đúng mực, tỏ lòng thành ý

Nhẩm các câu văn khấn xin tổ tiên phù hộ sẽ giúp bạn và gia đình cầu gì được nấy. Tuy nhiên cần thực hiện đúng nghi thức, cùng thái độ thành tâm đối với bề trên. Nếu cầu khấn hời hợt, không thành ý thì mọi sự sẽ không được linh ứng. Đừng quên tham khảo những mẫu văn khấn tổ tiên phù hộ trên để thực hiện đúng cách.

Xem thêm: Phạm Thái Tuế Là Gì? Lưu Ý Khi Phạm Thái Tuế Để Tránh Vận Xui

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *