Từ bi hỷ xả nghĩa là gì? Đây là bốn đức tính ẩn sâu trong tiềm thức mỗi con người, tuy nhiên, bạn phải cất công tìm kiếm mới có thể khai mở. Một khi đã khám phá ra năng lực tiềm ẩn, bạn có vượt qua được những thử thách và cám dỗ trong cuộc sống, đồng thời lấy lại sự an lạc, thuần khiết cho tâm hồn.
Bạn đang đọc: Từ bi hỷ xả nghĩa là gì? Nghe lời Phật cuộc đời ắt sẽ an nhiên, hưởng thái bình
Contents
1. Khái niệm từ bi hỷ xả nghĩa là gì?
Từ bi hỷ xả nghĩa là gì? Tứ vô lượng tâm hay từ, bi, hỷ, xả là bốn đức tính tiềm tàng trong tâm thức mỗi con người. Dù giàu sang hay cơ hàn, thông minh hay dốt nát, xinh đẹp hay xấu xí thì những điều này vẫn luôn tồn tại xuyên suốt trong hành trình cuộc đời.
Nhờ từ bi hỷ xả, chúng sinh mới xứng đáng được gọi là con người. Đây là những gì tinh túy, cao cả nhất trong tâm hồn, đồng thời là nền móng tạo động lực cho mọi hành động. Từ đó, ta biết mở rộng tấm lòng, đồng cảm, chia sẻ niềm vui với tất cả mọi người, đó gọi là hạnh phúc.
Đời là cõi tạm, kiếp nhân sinh vốn dĩ vô thường, ai rồi cũng sẽ trở về với cát bụi hoặc đầu thai luân hồi trong 6 cõi. Vậy cớ gì ta phải mang theo buồn bực, giận hờn hay ai oán? Dù cho có khổ đau thế nào, ta vẫn cứ mỉm cười rộng lòng cho qua, cứ lương thiện thì trời xanh ắt sẽ an bài.
Theo Phật giáo, dục vọng, hận thù, lười biếng, lo âu và hoài nghi là những “động lực” liên tục chi phối tâm can con người, làm cho ta cảm thấy bị dao động trước những thứ nhiễu loạn, trở thành chướng ngại vật khiến lòng ta chẳng thể nào trở về chốn an yên.
Tuy nhiên, nhờ vào việc hiểu rõ từ bi hỷ xả nghĩa là gì, ta có thể chiến thắng được cả năm trạng thái này. Từ đó, tâm hồn sẽ dần dần bình phục, tĩnh lặng và trở về trạng thái an lạc, thuần khiết.
Xem thêm: Án ma ni bát mê hồng có tác dụng gì ? Bí ẩn câu chú Phật giáo Tây Tạng
2. Giải nghĩa chi tiết từ bi hỷ xả nghĩa là gì?
Sau khi đã giải đáp chung về khái niệm từ bi hỷ xả nghĩa là gì, ta sẽ phân tích sâu hơn về từng khía cạnh trong triết lý này bao gồm: “từ”, “bi”, “hỷ” và “xả”.
2.1. Từ
“Từ” trong từ bi hỷ xả nghĩa là gì? “Từ” là đại diện cho sự yêu thương, lòng nhân ái, mong muốn đem lại hạnh phúc cho chúng sinh. Ngược lại với tâm từ chính là lòng sinh hận, oán ai.
“Từ” không phải chỉ sự yêu thương thiên về xác thịt, tình dục; cũng không phải lòng trìu mến, vị kỷ đối với một người nào đó. Triết lý này không phân biệt kẻ thân sơ; không dành riêng cho tình đồng bào, đồng chí; cũng chẳng thuộc về tình đồng hương hay đồng đạo.
Hơn nữa, “từ” không nên chỉ giữa con người với con người mà còn phải bao trùm tất cả chúng sinh, bởi đến cả loài cầm thú cũng cần có sự giúp đỡ và yêu thương.
Nhìn chung, “từ” là tình yêu thương bao la, rộng lớn, trải ra đồng đều đối với tất cả mọi người dù không quen biết hay có ác cảm với chính mình. Người thực hiện “từ” đúng cách sẽ thấy mình đồng hóa với tất cả chúng sinh, không còn sự phân biệt giữa người với mình, đồng nghĩa với việc cái tôi hoàn toàn biến mất.
Đức Phật dạy, chỉ có “từ” mới có thể dập tắt được lòng sinh hận, ác ý hay thù oán. Không những thế, “từ” còn diệt được các mầm tư tưởng bất thiện trong tâm thức mỗi con người. Nhờ quan sát thái độ của loài người với hận thù, Đức Phật nhận xét rằng tình thương ắt sẽ chinh phục được oán hận.
Tuy nhiên, không phải thực hiện lòng “từ” với người khác mà quên luôn chính mình. Con người không nên hiểu lầm rằng Đức Phật dạy ta trở nên ích kỷ, chớ có phục vụ kẻ khác một cách vị tha, bất cầu lợi.
Ngược lại, Ngài nhấn mạnh rằng khi phục vụ cho người cũng đừng quên mục tiêu tự giải thoát cho mình. Con người phải tự giác ngộ, thức tỉnh thì sau đó mới có đủ lực để đi giúp kẻ khác.
Tìm hiểu thêm: Cúng Rằm tháng Giêng giờ nào tốt: 3 khung giờ giúp gia chủ may mắn nguyên năm
2.2. Bi
“Bi” là lòng thương xót, đau khổ cho tất cả chúng sinh. Đây là động lực làm cho tâm rung động trước những muộn phiền của kẻ khác. Đặc trưng của “bi” là ý muốn giúp người ngoài thoát khỏi cảnh khổ ải, thậm chí không ngần ngại hy sinh cả tính mạng để giải thoát cho đối phương.
Đối tượng của tâm “bi” là những kẻ nghèo khó, cơ hàn, túng thiếu, dốt nát hay người sống buông lơi, phóng đãng đầy tội lỗi. Nhìn chung, từ ngữ này bao gồm tất cả chúng sinh đau khổ trên thế gian, thể hiện sự bình đẳng tuyệt đối.
Bên trong mỗi người, dù có xấu xa đến nhường nào, họ cũng đều ngầm có những đức tính tốt. Đôi khi, lời nói đúng thời điểm cũng có thể thay đổi hoàn toàn một con người.
Tâm “từ” và “bi” thường đi chung với nhau, phải dùng tâm “bi” để diệt trừ đau khổ cho chúng sinh rồi mới dùng “từ” mà mang lại cho họ niềm vui. “Bi” là nhân và từ là “quả”, như vậy thì cái vui mới trọn vẹn. Người sống có tâm từ bi thì mọi hận thù trên thế gian này sẽ tiêu tan.
2.3. Hỷ
“Hỷ” trong từ bi hỷ xả nghĩa là gì? “Hỷ” là niềm vui, niềm hạnh phúc cho mình và cả cho người khác. Đây không phải là trạng thái vui sướng bình thường, cũng không phải tình cảm riêng đối với một người nào đó. Đơn giản là bạn lấy cái vui của tha nhân làm cái vui của mình, đồng thời trong lòng không mong cầu bất cứ lợi lộc gì.
Trong tâm, một khi đã không có “bi” thì chắc chắn cũng chẳng có “hỷ”. Chướng ngại vật duy nhất khiến con người không thể có được “bi” và “hỷ” chính là lòng ích kỷ, bản ngã hay tham lam.
Khi thấy một người nào đó hân hoan, vui vẻ vì thành công của họ, trong lòng ta đâm ra ham muốn, thèm thuồng cái thành tích không thuộc về mình. Tuy ngoài mặt chúc mừng, khen tặng nhưng thâm tâm lại luôn đố kỵ, ẩn chứa những ý định xấu xa. Bấy nhiêu thôi cũng đủ làm cho cái “hỷ” của bạn không thể trong sạch hoàn toàn.
Cũng giống với lòng “từ” và “bi”, “hỷ” phải được rải khắp mọi nơi, không bị giới hạn trong bất cứ phạm vi nào. Ví dụ như, nếu có tín đồ của một tôn giáo nào đó hơn bạn; kỷ cương, tổ chức vượt trội; thế lực dồi dào, lòng “hỷ” sẽ dạy ta không nên ghen tỵ.
Trái lại, bạn phải lấy sự thành công của họ làm tấm gương sáng cho bản thân noi theo để cố gắng đạt được thành công. Có làm được như thế thì bạn mới hoàn toàn thực hành được lòng “hỷ” trong tứ lượng vô tâm.
Nhìn chung, “hỷ” không phải là trạng thái hả hê của tâm hồn hay xác thịt bị “kích thích” nhất thời ở thường tình và thế tục. “Hỷ” phải là một trạng thái tâm hồn hoàn toàn trong trẻo, thanh tịnh, lấy cái vui của người khác làm cái vui của mình mà không mong cầu bất cứ điều gì.
2.4. Xả
“Xả” là một trạng thái của tâm khiến khoảng cách giữa bạn và vạn vật như được xóa nhòa, tất cả hợp thành một thể đồng nhất. Điều đó được thể hiện qua sự buông bỏ, từ chối gắn bó và kiên nhẫn chấp nhận mọi thay đổi trong cuộc sống.
Không chỉ là một hành động, “xả” còn thể hiện tâm trạng, tâm hồn rộng mở và biết ơn cuộc sống. Điều này được bộc lộ qua khả năng nhìn nhận, trái tim sẵn sàng lan tỏa những tia nắng ấm áp của lòng nhân ái đến với tất cả mọi người xung quanh.
Vượt lên trên giá trị chia sẻ vật chất, của cải, đây còn là việc trao đi những điều ý nghĩa và giá trị tinh thần tốt đẹp, làm cho thế giới trở nên muôn màu muôn vẻ nhờ lòng nhân ái và bi hỷ.
Người tuân theo triết lý “xả” không gắn bó với quá khứ hay tương lai, họ là người tập trung vào hiện tại và chấp nhận mọi thứ một cách bình thản. Họ nhìn nhận cuộc sống qua lăng kính nhân từ, không phê phán hay đánh giá bất kỳ ai.
Do đó, việc “xả” để điều chỉnh tâm trạng và tạo ra tinh thần an lạc giúp con người đối mặt với bất kỳ thử thách, thăng trầm nào của cuộc sống theo cách nhẹ nhàng nhất.
“Từ”, “bi”, “hỷ” thông qua hành động “xả” để khuyến khích chúng sinh nhìn nhận tích cực về mọi mặt, đồng thời giúp con người trở nên nhân từ hơn trong mối quan hệ với mọi người xung quanh.
Bằng cách này, “xả” không chỉ là một nguyên tắc triết học mà còn là lối sống mang lại sự hòa hợp và bình an trong tâm hồn. Có thể nói, “xả” là sự phản ánh bao quát nhất của lòng “từ”, “bi” và “hỷ”.
3. Ứng dụng từ bi hỷ xả trong cuộc sống hàng ngày
Nhờ lý giải từ bi hỷ xả nghĩa là gì, ta có thể dễ dàng ứng dụng triết lý vào cuộc sống, giúp cho tâm hồn cảm thấy nhẹ nhàng và bình yên hơn. Dưới đây là một số cách bạn có thể tích hợp chúng vào đời sống hàng ngày:
-
Tận hưởng hiện tại: bạn hãy sống cho hiện tại và tận hưởng những khoảnh khắc đẹp đẽ xung quanh; không nên để quá khứ hoặc tương lai làm lu mờ niềm vui của mình.
-
Thấu hiểu và thông cảm: thực hành “từ”, “bi”, “hỷ”, “xả” thông qua việc thấu hiểu và lắng nghe người khác. Bạn hãy chấp nhận họ với tất cả những đặc điểm tích cực và tiêu cực.
-
Xả giận và tha thứ: bạn không nên giữ lại những điều tiêu cực trong lòng vì chúng có thể gây ra tổn thương tâm hồn và vô tình gây hại đến các mối quan hệ xung quanh.
-
Đối mặt với thất bại: nhìn nhận thất bại, vượt qua thách thức có thể là cách giúp bạn học hỏi nhiều hơn. Thay vì oán trách, bạn nên tập trung vào cải thiện bản thân.
-
Tạo ra môi trường tích cực: bạn hãy tiên phong tạo ra một môi trường tích cực xung quanh, nơi mọi người có thể chia sẻ và hỗ trợ lẫn nhau trong công việc, cuộc sống.
-
Chia sẻ và giúp đỡ: dựa trên nguyên lý của từ bi hỷ xả nghĩa là gì, bạn nên làm quen với việc giúp đỡ người khác mà không mong cầu được đền đáp. Chia sẻ ở đây chính là san lấp nỗi buồn, tạo thêm niềm vui cho cả bạn và người khác.
-
Thực hành tâm luyện: ngoài các điều trên, bạn có thể tìm hiểu thêm các phương pháp tâm luyện như thiền để tăng cường khả năng “xả” và “từ, “bi”, “hỷ” trong cuộc sống hàng ngày.
>>>>>Xem thêm: Tháng Giêng là tháng mấy trong năm? Đừng làm điều này tháng giêng kẻo cả năm xui xẻo
Xem thêm: Các bài kinh Phật – Cầu nối cho sự hướng thiện giữa người tu hành với Phật giáo
Từ bi hỷ xả nghĩa là gì? Đây được xem là triết lý vận hành cuộc sống mà bạn cần phải học hỏi để giúp tâm trở nên an lạc, thuần khiết và trong sáng. Bên cạnh đó, bằng cách thực hành từ bi hỷ xả thường xuyên, bạn có thể cải thiện tính cách, tận hưởng cuộc sống tươi đẹp hơn và xây dựng cho mình những mối quan hệ tích cực.