Thắp hương ngày rằm vào giờ nào để chiêu tài lộc được các gia chủ rất quan tâm. Cúng ngày rằm là tín ngưỡng cũng như một phần trong nét sinh hoạt văn hóa của người Việt. Theo đó, để cả năm bình an, làm ăn may mắn, khoẻ mạnh nhất định gia chủ không thể bỏ qua khung giờ thắp hương này.
Bạn đang đọc: Thắp hương ngày rằm vào giờ nào? Dâng lễ giờ này tha hồ lộc lá đầy nhà
Contents
- 1 1. Nguồn gốc sâu xa của việc thắp hương ngày rằm
- 2 2. Ý nghĩa của tục thắp hương trong ngày rằm
- 3 3. Thắp hương ngày rằm vào giờ nào là chuẩn nhất?
- 4 4. Thắp hương vào rằm ngày 14, 16 âm lịch được không?
- 5 5. Dâng hương ngày rằm cần chuẩn bị những gì?
- 6 6. Lưu ý khi thắp hương ngày rằm 15 âm lịch hàng tháng
- 7 7. Ngày Rằm gia chủ nên thắp mấy nén hương?
- 8 8. Cách thắp hương ngày rằm tháng 7
1. Nguồn gốc sâu xa của việc thắp hương ngày rằm
Trước khi tìm hiểu thắp hương ngày rằm vào giờ nào, ta cùng tìm hiểu nguồn gốc sâu xa của việc này. Tục thắp hương bắt nguồn từ Ấn Độ vào những năm trước công nguyên. Bởi Ấn Độ là một nước có nền văn hóa Đạo giáo với nhiều đền thờ vua, chúa nên thường xuyên thờ cúng các vị thần. Về sau, tục thắp hương dần lan truyền sang các nước lân cận và trở thành một nét văn hóa quen thuộc của mỗi gia đình.
Ở Việt Nam, thắp hương là một nghi lễ không thể nào thiếu trong những dịp quan trọng như giỗ, tết, rằm, mùng 1 hàng tháng. Đây là cách để con cháu có thể bày tỏ lòng biết ơn với người đã khuất cũng như với các vị thần linh.
2. Ý nghĩa của tục thắp hương trong ngày rằm
Việc tìm hiểu thắp hương ngày rằm vào giờ nào rất quan trọng nhưng việc hiểu được ý nghĩa của tập tục này cũng quan trọng không kém. Nén hương được xem như một gạch nối giữa âm và dương. Người trên trần gian thì muốn dâng kính tấm lòng, lời chúc của mình đến người đã khuất, còn người dưới âm phủ lại gửi những điềm may mắn, hạnh phúc cho người thân. Bát nhang tuy nhỏ gọn nhưng mang nhiều ý nghĩa tâm linh cao cả.
Mùi hương của lư hương có thể giúp cho con người thư thái hơn, giải tỏa căng thẳng, mệt mỏi trong cuộc sống. Đây cũng là lúc để bạn lắng lòng với những ước nguyện trước bàn thờ tổ tiên.
>>> Xem thêm: Rằm Tháng 7 Vào Ngày Nào Dương Lịch? Kiêng Kỵ Những Việc Này Để Tránh Vận Rủi Đeo Bám
3. Thắp hương ngày rằm vào giờ nào là chuẩn nhất?
Việc thắp hương ngày rằm hàng tháng tùy thuộc vào nề nếp gia phong của từng gia đình hay phong tục của vùng miền mà gia chủ sẽ chọn thời gian thích hợp cho dâng lễ. Thông thường, ông bà ta sẽ thắp hương vào sáng sớm. Bởi đó là lúc bình minh bắt đầu hé rạng, ánh sáng chiếu xuống đây cũng là lúc các vị thần có thể soi tỏ lòng thành của gia chủ.
Ngoài ra, gia chủ cũng có thể dâng hương vào buổi chiều tối. Mùi hương trong không gian buổi tối sẽ tạo ra không khí ấm cúng, sung túc. Tuy nhiên, gia chủ không nên thắp hương sau 19 giờ. Bởi quan niệm tâm linh cho rằng sau khoảng thời gian này nếu thắp hương sẽ được coi là mời gọi các vong hồn, dã quỷ tới. Điều này sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe, tâm lý của các thành viên trong gia đình.
4. Thắp hương vào rằm ngày 14, 16 âm lịch được không?
Thắp hương ngày rằm vào giờ nào? Nhiều gia đình lựa chọn thắp hương vào ngày rằm từ 2 giờ chiều ngày 14 âm lịch để phù hợp với lịch trình của gia đình. Bởi hai ngày 14 và 15 âm lịch là thời điểm linh thiêng để dâng hương bàn thờ.
Ngày nay, do tính chất công việc khá bận rộn nên nhiều gia đình có thể sơ suất quên thắp hương vào ngày rằm hàng tháng. Đó là một sự cố đáng tiếc và nhiều người lo lắng rằng liệu tháng này có gặp xui xẻo hay không. Theo quan niệm của Phật giáo, thần thánh và tổ tiên sẽ không trách bạn khi không thắp đèn rằm. Tuy nhiên, để có thể yên tâm, bạn nên thắp hương dâng lễ chuộc lỗi vào ngày ngày 16 hàng tháng.
5. Dâng hương ngày rằm cần chuẩn bị những gì?
Tùy theo đặc điểm của từng vùng miền cũng như nhu cầu thắp hương trong ngày rằm của mỗi gia đình mà việc chuẩn bị lễ vật trong ngày này sẽ khác nhau. Nhưng quan trọng vẫn là sự thành tâm. Xác định được thắp hương ngày rằm vào giờ nào giúp bạn chuẩn bị mâm lễ dâng cúng đúng lúc và chỉn chu. Sau đây là măm cúng Rằm đầy đủ theo truyền thống mà bạn có thể tham khảo:
5.1. Lễ vật
-
Mâm lễ giản dị gồm: Hương (nhang), hoa, quả, rượu, nước trầu, cau, tiền vàng.
-
Mâm lễ tươm tất gồm: Hương, hoa, quả, rượu, nước, trầu, cau, tiền vàng và một số món ăn mặn như thịt gà luộc, thịt lợn luộc, canh xương… Hay món chay như xôi, rau củ xào, bánh bưởi, chè trôi nước…
Khi biết được thắp hương ngày Rằm vào giờ nào để chuẩn bị lễ vật thắp hương thì gia chủ lưu ý không nên sử dụng các đồ giả như: Hoa quả nhược, đồ chay giả mặn hay đồ mặn giả chay. Bởi điều này đồng nghĩa với việc bạn đang lừa dối, bất kính với tổ tiên, thần Phật.
Tìm hiểu thêm: Chiron là sao gì? Làm nghề này chắc chắn sự nghiệp thăng tiến vượt trội 3 tháng tới
>>>>>Xem thêm: Tuổi Giáp Ngọ xuất hành hướng nào? – Chọn ngày, giờ xuất hành năm 2024 chuẩn
5.2. Văn khấn
Sau khi đã biết được thắp hương ngày rằm vào giờ nào cũng như chuẩn bị xong mọi thứ, gia chủ cần chuẩn bị lời chúc hay gọi đúng là “văn khấn” để dâng lên tổ tiên khi thắp hương ngày rằm.
Để truyền đạt tâm tư và nguyện vọng đến gia tiên, gia thần, thì gia chủ có thể tham khảo bài cúng Rằm theo văn khấn Cổ truyền sau:
Nam mô A Di Đà Phật!
Nam mô A Di Đà Phật !
Nam mô A Di Đà Phật !
-
Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật cùng Chư phật mười phương
-
Con kính lạy đến ngài Hoàng Thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần
-
Con kính lạy đến ngài Đông Trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân
-
Con kính lạy đến ngài Bản gia thổ địa Long Mạch
-
Con kính lạy đến ngài Ngũ phương Ngũ thổ và Phúc đức chính Thần
-
Con kính lạy đến ngài tiền hậu địa chủ tài thần
-
Con kính lạy đến ngài Tôn thần cai quản trong xứ này
Hôm nay là ngày … tháng … năm …..
Tín chủ con tên là………………………………………………
Hiện đang ngụ tại…………………… cùng toàn gia quyến xin thành tâm sửa biện lễ vật, hương hoa, kim ngân trà quả đốt nén hương dâng lên trước án
Chúng con xin thành tâm kính mời:
-
Ngài Kim Niên đương cai là Thái Tuế chí đức Tôn thần
-
Ngài Bản cảnh Thành hoàng Chư vị Đại Vương
-
Ngài Đông trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân
-
Ngài Bản gia Thổ địa, ngài Long Mạch Tôn thần
-
Các ngài Ngũ Thổ, Phúc đức chính thần, Ngũ Phương
-
Các vị Tôn thần hiện đang cai quản trong khu vực này.
Cúi xin Ngài nghe thấu được lời mời tín chủ giáng lâm trước án chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật và phù trì cho tín chủ con toàn gia an lạc, bình an, công việc luôn hanh thông, lộc tài thăng tiến, tâm đạo mở mang, sở cầu luôn tất ứng và sở nguyện tòng tâm.
Chúng con xin lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ và xin được phù hộ độ trì.
Nam mô a di Đà Phật!
Nam mô a di Đà Phật!
Nam mô a di Đà Phật!
6. Lưu ý khi thắp hương ngày rằm 15 âm lịch hàng tháng
Khi đã biết thắp hương ngày rằm vào giờ nào, bạn cần tìm hiểu các lưu ý trước khi thắp hương để tránh bất kính với bề trên. Khi thắp hương vào ngày rằm (tức ngày 15 âm lịch hàng tháng), đặc biệt rằm tháng Giêng và rằm tháng 7 là 2 ngày lễ lớn trong năm, gia chủ nên chú ý những điều sau:
-
Trước khi thắp hương cần phải lau dọn bàn thờ trước. Gia chủ có thể lau bụi trên bàn thờ nhưng tuyệt đối không được làm dịch chuyển bát hương.
-
Cần ăn mặc quần áo chỉnh tề, lịch sự khi thắp hương, không nên mặc đồ rách hoặc hở hang.
-
Bạn cần chọn nhang hương cẩn thận, nên chọn loại nhang hương có mùi thơm nhẹ nhàng và đảm bảo an toàn chất lượng. Bảo quản hương không để bị ẩm, vì hương ẩm rất dễ tắt hương khi đang thắp, điều này cực kỳ kiêng kỵ.
-
Thắp hương nên kèm theo lễ vật. Việc chuẩn bị lễ vật lớn hay nhỏ tùy vào điều kiện kinh tế của từng gia chủ. Không nên quá cầu kỳ sẽ gây lãng phí hao tổn tiền bạc.
-
Khi làm lễ người khấn cần có thái độ nghiêm túc, đoan chính. Các thành viên khác trong gia đình không nên nói tục kẻo bề trên trách phạt.
-
Trước ngày Rằm ai là người trực tiếp lo liệu thắp hương (còn gọi là người đứng cúng) thì từ đêm 14 âm lịch phải giữ thân thanh tịnh, không ân ái nam nữ, sinh hoạt vợ chồng.
Tìm hiểu thêm: Chiron là sao gì? Làm nghề này chắc chắn sự nghiệp thăng tiến vượt trội 3 tháng tới
>>>>>Xem thêm: Tuổi Giáp Ngọ xuất hành hướng nào? – Chọn ngày, giờ xuất hành năm 2024 chuẩn
7. Ngày Rằm gia chủ nên thắp mấy nén hương?
Dâng hương là cách con người dùng để kết nối với tâm linh. Thông qua khói hương con người gửi mong ước, nguyện cầu đến với các bậc bề trên. Ngoài việc chú ý thắp hương ngày rằm vào giờ nào thì gia chủ cũng cần quan tâm đến số nén hương nên thắp bao nhiêu là phù hợp.
-
Thắp một nén hương được gọi là Bình An hương, thường là khi thờ cúng thần linh trong nhà.
-
Ba nén hương theo đạo Phật gọi là Tam Bảo Hương còn thông thường trong dân gian người ta gọi là Tam Tài Thiên – Nhân – Địa. Dâng 3 nén hương nhằm linh ứng báo tin, bảo vệ mọi người trong gia đình và đánh đuổi tai ương.
-
Thắp 5 nén khi gia chủ cầu cúng tiền tài hoặc thắp ban thần tài vào mùng 1, ngày rằm.
-
Thắp 7 nén để mời gọi thiên thần, thiên binh, thiên tướng, nếu không phải trường hợp bất đắc dĩ thì không nên thắp số lượng hương này.
-
Thắp 9 nén là gửi gắm tới hàng Phật, tùy đàn lễ lớn nhỏ mà thỉnh mời, dâng hương. Tuy nhiên, người ta vẫn khuyên không nên thắp 9 nén hương tại bàn thờ tại gia.
>>> Xem thêm: Rằm Tháng 7 Nên Làm Gì? Kiêng Kỵ Những Điều Này Để Tránh Va Vào Vận Xui
8. Cách thắp hương ngày rằm tháng 7
Khi tìm hiểu thắp hương ngày rằm vào giờ nào người ta thường đặc biệt rất quan tâm đến cách thắp hương rằm tháng 7 sao cho đúng nhất. Bởi tháng 7 là tháng vu lan cũng chính là tháng cô hồn, đây cũng là ngày rằm lớn nhất trong năm.
Theo phong tục cổ xưa, bạn nên chuẩn bị một mâm cỗ đầy đủ hoa quả, xôi thịt đặt trên bàn thờ gia tiên để dâng lên ông bà, tổ tiên và một mâm cơm chúng sinh để giúp đỡ những cô hồn đang lang thang cơ nhỡ, không có nhà cửa để về.
Trong năm ngoài rằm tháng 7 nhiều gia đình cũng thắp hương rằm tháng giêng, rằm tháng 8 và thắp hương rằm tháng 12. Tất cả thủ tục chuẩn bị cho lễ thờ cúng đều được chuẩn bị một cách bài bản thể hiện sự trang nghiêm, kính trọng cho không gian thờ cúng.
Việc thắp hương ngày rằm vào giờ nào ta đều đã có câu trả lời. Đây là một trong những yếu tố quan trọng mà gia chủ cần hết sức lưu tâm trong nghi thức cúng lễ ngày rằm để mong cầu gửi gắm được nhiều nhất tâm tư nguyện vọng nhất đến gia tiên, gia thần. Làm được điều này, gia chủ sẽ có thể gặt hái bình an, tránh rước hoạ vào thân.