Tại sao Rằm tháng Giêng được gọi là Tết Nguyên tiêu? Có phải gốc từ Trung Quốc?

Tại sao Rằm tháng Giêng được gọi là Tết Nguyên tiêu? Có phải gốc từ Trung Quốc?

Có rất nhiều bạn trẻ thắc mắc tại sao rằm tháng giêng được gọi là Tết Nguyên tiêu của người Việt Nam, và được xem là một dịp lễ đặc biệt quan trọng trong năm. Vậy ý nghĩa của ngày này là gì? Cùng chuyên gia job3s.vn lý giải trong bài viết sau.

Bạn đang đọc: Tại sao Rằm tháng Giêng được gọi là Tết Nguyên tiêu? Có phải gốc từ Trung Quốc?

1. Tại sao Rằm tháng Giêng được gọi là Tết Nguyên tiêu của người Việt Nam

Nếu bạn đang thắc mắc tại sao Rằm tháng Giêng được gọi là Tết Nguyên tiêu, thì có thể hiểu đơn giản là Rằm tháng Giêng được gọi là tết nguyên tiêu vì chữ “nguyên” là thứ nhất và “tiêu” là đêm vì thế tết nguyên tiêu là ngày đầu tiên trong năm tức là ngày 15/1 âm lịch. Ngoài 2 tên gọi trên người ta còn gọi là tết Thượng Nguyên.

Một trong những lời giải về nguồn gốc rằm tháng Giêng cho rằng tết Nguyên tiêu bắt nguồn từ việc đồng áng trong dân gian. Sau ngày 15/1 âm lịch công việc cày bừa sẽ bắt đẩu, đây cũng là thời điểm bà con nông dân chuẩn bị cho việc đồng áng. Trước khi xuống đồng họ sẽ làm lễ để nhớ ơn tổ tiên và cầu cho mưa thuận gió hòa.

Ngoài ra, một số tài liệu khác cho rằng rằm tháng Giêng bắt nguồn từ hoạt động của phật giáo. Đây là đêm đức Phật giáng lâm nên người theo đạo phật thường đi chùa cầu an, cầu may, nghe thuyết pháp.

Bên cạnh đó, TS. Đinh Đức Tiến, giảng viên khoa Lịch sử của trường đại học KHXH&NV, Đại học Quốc gia của TP.HCM cho rằng, Ngày tết Nguyên tiêu bắt nguồn từ những sự tích của Trung Quốc.

Theo TS Trần Long, giảng viên khoa Văn hóa, ĐH KHXH&NV cho rằng Tết Nguyên tiêu liên quan đến vua Hán Văn của Trung. Theo lưu truyền nhà vua lên ngôi đúng ngày rằm tháng Giêng nên hàng năm cứ đến ngày này nhà vua lại xuất cung chung vui với dân.

Lễ hội được gọi là “Dạ Tiêu” trong tiếng Hán cổ, với “Dạ” nghĩa là đêm và “Tiêu” nghĩa là rằm. Dần dần, “Dạ Tiêu” được đọc trại thành “Nguyên Tiêu”, và ngày lễ này trở thành một truyền thống quan trọng trong văn hóa Trung Hoa và lan sang các nước láng giềng, trong đó có Việt Nam.

Như vậy có rất nhiều lời giải cho câu hỏi Tại sao Rằm tháng Giêng được gọi là Tết Nguyên tiêu của người Việt Nam. Tuy nhiên, đều bắt đầu bởi ý nghĩa từ ngữ, lịch sử, phong tục tập quán và tên gọi khác.

Tại sao Rằm tháng Giêng được gọi là Tết Nguyên tiêu? Có phải gốc từ Trung Quốc?

Rằm tháng Giêng được gọi là tết nguyên tiêu vì chữ “nguyên” là thứ nhất và “tiêu” là đêm vì thế tết nguyên tiêu là ngày đầu tiên trong năm

2. Tính phổ biến của Tết Nguyên tiêu tại Việt Nam

Ngoài câu hỏi tại sao Rằm tháng Giêng được gọi là Tết Nguyên tiêu, rất nhiều người cũng quan tâm đến ngày này có phổ biến tại nước ta không? Tết Nguyên tiêu được xem là một trong những ngày lễ quan trọng và phổ biến của người Việt Nam, được tổ chức trên khắp cả nước. Lễ hội thu hút đông đảo người dân tham gia, thể hiện tinh thần đoàn viên, sum vầy trong ngày đầu năm mới.

Trong ngày này thường diễn ra một số hoạt động cúng bái, đi chùa cầu bình an, rước đèn mùa lân… Ngoài ra, người Việt Nam còn tổ chức một số hoạt động khác như: hái lộc đầu năm, xem múa rối nước, đi xem hội, gặp gỡ bạn bè họ hàng hay du xuân.

Nhìn chung, Tết Nguyên tiêu là một ngày lễ quan trọng và phổ biến tại Việt Nam. Lễ hội mang nhiều ý nghĩa văn hóa và tâm linh, thể hiện niềm vui và mong ước về một năm mới an khang, thịnh vượng.

Tìm hiểu thêm: Tuổi Mậu Tuất xuất hành hướng nào? Xem hướng xuất hành đẹp năm Giáp Thìn 2024

Tại sao Rằm tháng Giêng được gọi là Tết Nguyên tiêu? Có phải gốc từ Trung Quốc?

>>>>>Xem thêm: Nằm mơ khóc lành hay dữ? Thoát khỏi vận hạn sớm nếu biết điều này

Tết Nguyên tiêu người Việt Nam thường đi chùa cầu bình an

3. Tết Nguyên tiêu của người Việt có nguồn gốc từ Trung Quốc đúng không?

Lý giải được vấn đề Rằm tháng Giêng được gọi là Tết Nguyên tiêu, phần nào bạn có thể biết được sự khác nhau giữa ngày Tết này của người Việt và người Trung Hoa. Sự khác nhau cụ thể như sau:

Về nguồn gốc, tết Nguyên tiêu của Việt Nam có nguồn gốc từ Trung Quốc. Tuy nhiên, theo thời gian, ngày tết này có sự biến tấu phù hợp với phong tục tập quán của người Việt. Do vậy, ngoài những điểm tương đồng, ta có thể nhận thấy sự khác nhau giữa tết Nguyên tiêu của Việt Nam và Trung Quốc như sau:

– Tết Nguyên tiêu của người Việt: Phật tử đi chùa lễ Phật để cầu bình an cho cả gia đình. Các chùa chiền ở Việt Nam cũng tổ chức Đàn Dược sư, tụng kinh Dược sư trong khoảng thời gian này để mong cầu phước báo an lành cho chúng sinh.
– Tết Nguyên tiêu của người Trung Quốc: Người dân thả đèn hoa đăng, thả đèn lồng để cầu nguyện cho một năm mới bình an.

Sắm Lễ Cúng Rằm Tháng Giêng Đúng Phong Tục Giúp Gia Chủ Cầu Được Ước Thấy

Cúng Rằm Tháng Giêng Giờ Nào Tốt: 3 Khung Giờ Giúp Gia Chủ May Mắn Nguyên Năm

Những thông tin trên đã giải đáp được câu hỏi tại sao Rằm tháng Giêng được gọi là Tết Nguyên tiêu. Có thể nói Tết Nguyên Tiêu là một nét đẹp văn hóa góp phần làm phong phú thêm đời sống tinh thần của người Việt Nam chính vì thế đây cũng là một trong những ngày lễ quan trọng mà mỗi gia đình cần chuẩn bị chu đáo và tươm tất.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *