Gần đây, câu hỏi Rằm tháng 7 vào thứ mấy nhận được nhiều sự quan tâm. Đây là ngày lễ quan trọng trong tín ngưỡng dân gian và Phật giáo, có nhiều tên gọi khác nhau như Lễ Vu Lan, Tiết Trung Nguyên, Lễ Xá Tội Vong Nhân…Nắm rõ ngày giờ cúng chuẩn gia chủ cả năm sẽ bình an, thuận lợi, vạn điều may mắn.
Bạn đang đọc: Rằm tháng 7 vào thứ mấy 2025? Cúng đúng giờ đúng ngày tha hồ rước may mắn ngập nhà
Contents
- 1 1. Ngày Rằm tháng 7 là ngày gì?
- 2 2. Rằm tháng 7 thứ mấy Âm và Dương Lịch năm 2025?
- 3 3. Nguồn gốc và ý nghĩa của ngày Rằm tháng 7 âm lịch
- 4 4. Nghi thức cúng Rằm tháng 7 nên diễn ra vào thời gian nào?
- 5 4. Rằm tháng 7 nên làm gì?
- 6 5. Những điều kiêng kỵ nên tránh kẻo rước tai họa
- 7 6. Phong tục giật cô hồn Rằm tháng 7
1. Ngày Rằm tháng 7 là ngày gì?
Khi tìm hiểu ngày Rằm tháng 7 vào ngày nào, người ta thường quan tâm cụ thể đây là ngày gì. Trong tháng 7 Âm lịch, ngày Rằm còn gọi là “Tiết Trung Nguyên” có nguồn gốc từ Đạo giáo thời hậu Đông Hán. Không những thế, đây cũng là ngày lễ cúng cô hồn, diễn ra mùng 1 đến ngày 30/7 Âm lịch, từ lúc mở đến lúc đóng “cửa quỷ môn”.
Ngày này còn được biết đến với các tên gọi khác như “Xá tội vong nhân” hay “cúng thí thực”. Trong Đạo giáo, đây là thời điểm quan trọng để cúng tế và trì hoãn việc đóng cửa quỷ môn. Từ đó, các cô hồn bị chết oan, không có ai thờ cúng, có cơ hội lên dương thế để nhận đồ từ thế gian. Ở Việt Nam, ngày này còn được gọi là Lễ Vu Lan, thể hiện lòng biết ơn và tôn trọng đối với đấng sinh thành.
2. Rằm tháng 7 thứ mấy Âm và Dương Lịch năm 2025?
Trong năm 2025, ngày Rằm tháng 7 vào thứ mấy Âm lịch và Dương lịch? Theo đó, ngày Rằm có chính xác là vào ngày sau:
-
Âm lịch: Chủ Nhật, 15/07/2025
-
Dương lịch: Chủ Nhật, 18/08/2025
>>> Xem thêm: Rằm Tháng 7 Vào Ngày Nào Dương Lịch? Kiêng Kỵ Những Việc Này Để Tránh Vận Rủi Đeo Bám
3. Nguồn gốc và ý nghĩa của ngày Rằm tháng 7 âm lịch
Bên cạnh tìm hiểu rằm tháng 7 vào thứ mấy, nguồn gốc và ý nghĩa ngày này cũng là điều được nhiều người quan tâm. Rằm tháng 7 Âm lịch không chỉ là một sự kiện truyền thống mà còn chứa đựng một nguồn gốc và ý nghĩa sâu sắc.
3.1. Nguồn gốc Rằm tháng 7
Nguồn gốc của ngày lễ Vu Lan có nguồn cảm hứng từ sự tích đặc biệt về Mục Kiền Liên và nỗ lực cứu mẹ khỏi kiếp ngạ quỷ trong địa ngục. Mẹ của Mục Kiền Liên là người tham lam và độc ác, sống một cuộc sống xa hoa và phung phí. Trái ngược với mẹ, Mục Kiền Liên là người hiền lành và nhân hậu. Sau khi mẹ qua đời, ông xuất gia và trở thành đệ tử của Đức Phật.
Sau khi mẹ mất, vì quá thương bà nên ông dùng tuệ nhãn phát hiện mẹ của mình đang chịu đau khổ trong địa ngục. Tuy nhiên, ông không thể tự mình giải thoát cho bà. Vì vậy, Mục Kiền Liên tìm đến sự giúp đỡ của Đức Phật.
Sau khi nghe tin, Đức Phật khuyên bảo Mục Kiền Liên rằng để cứu mẹ ông khỏi kiếp đọa lạc và đưa bà về cõi lành, ông nên tổ chức lễ cúng Tam Bảo vào ngày 15/7 Âm lịch, hay ngày Tự Tứ của chư Tăng. Theo lời dạy của Đức Phật, Mục Kiền Liên đã tổ chức lễ cúng và cứu mẹ thoát khỏi kiếp ngạ quỷ. Từ đó, mỗi năm vào ngày Rằm tháng 7 âm lịch trở thành dịp để tri ân, báo hiếu và được xem là ngày lễ Vu Lan trong Phật giáo.
3.2. Ý nghĩa Rằm tháng 7
Khi biết rằm tháng 7 vào thứ mấy thì việc biết về ý nghĩa của ngày Rằm này là rất cần thiết và không nên bỏ qua. Rằm tháng 7 là ngày lễ quan trọng của người Việt, mang theo ý nghĩa tưởng nhớ công ơn của cha mẹ và tổ tiên. Trong truyền thống, ngày này là dịp để con cháu thể hiện lòng hiếu thảo và báo đáp công ơn người đi trước. Đó là những hành động thiện lương như cúng dường, giúp đỡ người nghèo, thăm viếng chùa… Lễ Vu Lan không chỉ là ngày để nhớ về người đã khuất, mà còn là dịp cầu nguyện, cầu siêu, cầu phúc cho người thân trong gia đình.
4. Nghi thức cúng Rằm tháng 7 nên diễn ra vào thời gian nào?
Khi đã biết ngày Rằm tháng 7 vào thứ mấy thì một trong những điều lưu ý không thể bỏ qua trong ngày này, chính là nghi thức cúng lễ. Nghi thức cúng Rằm tháng 7 là một chuỗi nghi lễ trang trọng là cầu nối giữa con cháu và tổ tiên, hoặc đời sống tâm linh của mỗi người Phật tử. Thắc mắc rằm tháng 7 vào thứ mấy đã có câu trả lời nhưng liệu bạn có tò mò ngày này ta nên lưu ý những gì?
4.1. Cúng Rằm tháng 7 dâng hương lễ vật chư Phật, thần linh
Cúng Rằm tháng 7 dâng hương, lễ vật cho chư Phật và thần linh thường được tổ chức vào ngày Rằm của tháng 7 âm lịch. Thời điểm thích hợp cho nghi lễ này thường là trong khoảng buổi sáng hoặc trưa, chủ yếu từ 10 giờ đến 12 giờ. Mặc dù việc cúng kiếng có thể diễn ra vào bất kỳ ngày nào trong tháng, nhưng ngày rằm thường được chọn để tạo thêm không khí trang trọng và tôn nghiêm trong nghi lễ.
4.2. Cúng gia tiên Rằm tháng 7 vào thứ mấy?
Khi tìm hiểu rằm tháng 7 là ngày nào, rất nhiều gia chủ quan tâm đến việc cúng gia tiên. Cúng gia tiên Rằm tháng 7 thường được tổ chức vào ban ngày, thường được chọn là ngày 15/7 Âm lịch (theo năm 2025 là vào chủ nhật). Thời gian lý tưởng để thực hiện nghi lễ này là từ 10 giờ đến 12 giờ khi dương khí đang ở mức cao nhất. Theo truyền thống, đây được xem là giờ hoàng đạo, là lúc linh hồn gia tiên có thể thụ lộc và ma quỷ ít xuất hiện. Do vậy, bạn nên thực hiện cúng gia tiên vào thời điểm này.
4.3. Cúng chúng sinh làm Rằm tháng 7 vào ngày nào?
Cúng chúng sinh là một nghi lễ quan trọng, còn gọi là lễ cùng bố thí cho những linh hồn bất hạnh không có nhà cửa và thân nhân trên thế gian. Dù chọn ngày nào thì việc cúng chúng sinh phải được thực hiện trước 12h ngày 15/7 âm lịch vì sau thời gian này cửa địa ngục đóng lại. Bạn nên cúng vào buổi chiều tối hoặc tối hẳn. Theo quan niệm dân gian, các cô hồn thường sợ ánh sáng, nên cúng vào trời tối sẽ giúp họ dễ nhận được đồ từ nghi lễ.
4.4. Văn khấn Rằm tháng 7 âm lịch
Việc tìm hiểu Rằm tháng 7 ngày mấy sẽ giúp gia chủ chuẩn bị đầy đủ mâm lễ cúng cũng như Văn Khấn cúng Rằm. Rằm tháng 7 âm lịch hàng năm là dịp quan trọng để con cháu thể hiện lòng biết ơn đối với cha mẹ, ông bà và tổ tiên. Trong không khí trang trọng, các gia đình Việt thường chuẩn bị mâm cỗ cúng Phật, thần linh, gia tiên và chúng sinh. Trong lễ cúng này, văn khấn Rằm tháng 7 trở thành một phần quan trọng.
Tìm hiểu thêm: Nằm mơ thấy giếng nước: Phúc lộc trời ban hay tai họa dáng xuống?
>>> Tổng hợp: Các bài văn khấn Rằm tháng 7 Âm lịch
4.5. Hướng dẫn hóa vàng Rằm tháng 7 đúng cách tránh bị xử phạt
Khi tìm hiểu Rằm tháng 7 là thứ mấy, ta cần biết thêm về nghi lễ hoá vàng quan trọng của ngày này. Việc hóa vàng là một nghi lễ tâm linh quan trọng, nhưng bạn hãy thực hiện an toàn và hợp pháp để tránh những sự cố không mong muốn. Nếu việc hóa vàng được thực hiện không đúng địa điểm quy định, có thể dẫn đến hậu quả nghiêm trọng. Thậm chí, hóa vàng có thể khiến người thực hiện bị xử lý hình sự về tội vô ý gây thiệt hại nghiêm trọng đối với tài sản của người khác. Do đó, bạn cần lưu ý những điều sau:
-
Thực hiện nghi lễ hóa vàng tại những địa điểm được phép chẳng hạn như chùa, đền hoặc khu vực công cộng đã được chính quyền địa phương chấp thuận.
-
Luôn tuân thủ các quy định và hạn chế việc thực hiện nghi lễ trong những khu vực cấm.
-
Sử dụng đồ dùng hóa vàng chuyên dụng để giảm nguy cơ cháy nổ và đảm bảo an toàn cho mọi người xung quanh.
-
Tránh đốt vàng ở những nơi có nguy cơ cháy nổ cao và luôn có biện pháp dập tắt lửa sẵn có.
-
Đảm bảo việc hóa vàng không gây ảnh hưởng đến môi trường xung quanh.
4. Rằm tháng 7 nên làm gì?
Biết được Rằm tháng 7 vào thứ mấy sẽ giúp gia chủ cân nhắc làm những việc quan trọng để mang lại may mắn và bình an cho cảgia đình:
- Thăm mộ của người thân trong gia đình hoặc trong chùa chiền, nơi lưu giữ hài cốt, để tưởng nhớ và cầu nguyện cho họ.
- Hạn chế sát sinh bằng cách tránh ăn thịt chó, mèo, ba ba, rùa, rắn trong tháng 7 âm lịch.
- Nên làm nhiều việc thiện trong ngày này để mang lại nhiều phước lành cho gia chủ.
- Thực hiện đầy đủ, chỉnh chu các nghi lễ tâm linh, như đọc kinh, niệm phật, tùy thuộc vào đức tin và tôn giáo của mỗi người.
- Cư xử nhã nhặn, vui vẻ với gia đình, bạn bè và đối tác để tạo không khí tích cực.
- Kiếm chế cơn nóng giận, tránh xa các cuộc xung đột không đáng có
- Đến chùa hoặc nhà thờ để cầu sức khỏe, bình an, cũng như cầu siêu cho linh hồn những người đã khuất.
- Tránh quan hệ tình dục trong ngày này để không ảnh hưởng đến sức khoẻ và gây mất cân bằng âm dương.
- Sử dụng hỗn hợp ngũ vị hương bao gồm hồi khô, quế khô, sả, hương nhu, mùi thơm kết hợp rượu trắng để thanh tẩy căn nhà giúp cân bằng sinh khí sau ngày 17 âm và vào đầu tháng 8 âm lịch.
5. Những điều kiêng kỵ nên tránh kẻo rước tai họa
Rằm tháng 7 là tháng cô hồn, tháng của nhiều xui xẻo nên mỗi người cần phải thật cẩn trọng và biết kiêng kỵ cho bản thân. Khi biết Rằm tháng 7 vào thứ mấy thì không nên làm những điều sau đây để tránh rước tai họa:
-
Không nên đi chơi vào buổi tối vì ma quỷ thường lang thang nhiều vào tháng cô hồn.
-
Kiêng kỵ nhổ lông chân, vì theo quan niệm mỗi sợi lông sẽ quản 3 con quỷ, nếu nhổ trong tháng cô hồn có thể mang lại chuyện không may.
-
Tránh ăn vụng đồ cúng, để tôn trọng đấng bề trên và người đã khuất.
-
Hạn chế phơi quần áo buổi tối, vì có thể ma quỷ “mượn” để mặc.
-
Hạn chế treo chuông gió ở đầu giường, để tránh thu hút ma quỷ.
-
Không nên nhặt tiền lẻ rơi, vì đấy có thể là tiền cúng bái.
>>>>>Xem thêm: Bạch Dương với Cự Giải có hợp nhau không? Chuyến xe ngược đường liệu có đi đến đích
>>> Xem thêm: Ngày Rằm Có Nên Cắt Tóc Không? Cẩn Thận Kẻo Cắt Đi Tài Tộc, Vận Xui Đeo Bám
6. Phong tục giật cô hồn Rằm tháng 7
Khi tìm hiểu về Rằm tháng 7 vào thứ mấy, gia chủ không thể bỏ qua phong tục quan trọng và thường được áp dụng phổ biến ở mọi nhà. Đó là chính là phong tục giật cô hồn.
Giật cô hồn là hành động giật đồ cúng lễ sau khi hoàn tất buổi lễ cúng cô hồn vào Rằm tháng 7. Nhiều ý kiến cho rằng, giật cô hồn là phong tục tập quán độc đáo của nhiều người dân vùng Nam Bộ. Ngày trước, “giật cô hồn” thường là trò chơi của những đứa trẻ con trong xóm. Theo dân gian, cô hồn rất yêu trẻ con, vì thế, khi chứng kiến đám trẻ vui vẻ, hào hứng, cô hồn sẽ không phản ứng.
Mâm cúng nào của gia chủ mà được trẻ con “giật” sạch thì được xem là điều may mắn vì đã làm hài lòng cô hồn. Ngoài ra, nhiều người cho rằng, trẻ con ăn đồ cúng sẽ luôn mạnh khỏe, không ốm đau bệnh tật. Tuy nhiên, theo thời gian, tập tục giật cô hồn dần biến chất, trở thành miếng mồi béo bở cho những người muốn trục lợi cá nhân.
Rằm tháng 7 vào thứ mấy năm 2025 chúng ta đều đã nắm được. Tuy nhiên ngày Rằm tháng 7 luôn được mặc định là ngày 15/7 theo lịch Âm. Đây là tháng cô hồn nên mọi việc điều được dự đoán là xui xẻo, chính vì thế gia chủ cần xem xét kỹ các điều đặc biệt kiêng kỵ không nên làm. Hơn hết, bạn cũng cần chuẩn bị mâm cúng cùng các nghi lễ chỉn chu để tránh rước hoạ vào thân nhé.