Ông Hoàng Bảy là ai? Đền Ông Hoàng Bảy không chỉ vô cùng linh thiêng trong việc cầu tài lộc cho người dân. Sự tích về ông còn gắn liền với truyền thuyết của vị tướng là con thứ 7 của nhà họ Nguyễn có công lớn trong việc đánh đuổi giặc ngoại xâm. Đền thờ Ông Hoàng Bảy có giá trị tín ngưỡng đặc biệt cả về văn hóa và lịch sử.
Bạn đang đọc: Ông Hoàng Bảy là ai? Cầu tài được tài, cầu lộc có lộc có phải thật?
Contents
1. Sự tích Ông Hoàng Bảy là ai?
Tìm hiểu Ông Hoàng Bảy là ai và các sự tích về ông giúp chúng ta hiểu thêm lý do vì sao mọi người lại hết mực tôn kính ông.
1.1. Tìm hiểu Ông Hoàng Bảy là ai?
Ông Hoàng Bảy hay còn được gọi là Ông Bảy Bảo Hà là một vị thần quan trọng, được mọi người kính nể trong hệ tín ngưỡng thờ Mẫu ở nước ta. Ông là con của Đức Vua Cha Bát Hải Động Đình, đây là vị vua đứng đầu Thủy Phủ. Ông Hoàng Bảy thuộc hệ thần linh Tứ Phủ, ở hàng thứ 7 trong Thập vị Quan Hoàng.
Ông có nhiều công lớn khi giáng thế vì vậy được nhân dân tôn kính. Đền thờ ông Hoàng Bảy được lập ở nhiều nơi và thờ phụng đến ngày nay.
1.2. Sự tích về Ông Hoàng Bảy
Ông Hoàng Bảy là ai và có sự tích như thế nào? Tương truyền Ông Hoàng Bảy đã tuân theo lệnh vua cha giáng thế để giúp đỡ dân chúng, ông trở thành người con trai thứ 7 của dòng họ Nguyễn. Vào thời Cảnh Hưng (năm 1740-1786), cuối triều Lê, nước ta bị giặc phương Bắc xâm lược vùng Quy Hóa. Đặc biệt là vùng Châu Văn Bàn, Châu Thủy Vĩ đời sống nhân dân vô cùng khổ cực, rơi vào cảnh lầm than.
Trước tình hình đó, triều đình liền cử vị tướng thứ 7 họ Nguyễn lên vùng Quy Hóa trấn thủ. Với tấm lòng thương dân vô hạn, Ông Hoàng Bảy đã đưa quân lính đi đánh đuổi giặc ngoại xâm ở khu vực dọc bờ sông Hồng. Chiến tích đầu tiên là giành được Khảu Bàn (nay là Bảo Hà), xây dựng căn cứ quân sự tại đây. Sau bước đầu thành công ông đã kêu gọi các vị tù trưởng, chiêu mộ binh lính ngày đêm rèn binh múa kiếm.
Đúng như kế hoạch, đội quân của ông đã giải phóng Lào Cai và các châu của Quy Hóa. Được nhân dân tin tưởng, ông lại tiếp tục chiêu mộ nhiều hào thủ để củng cố thành trì.
Quân giặc bị người Việt giành lại Lào Cai sinh ra bất mãn, thường cho quân đánh chiếm các vùng biên giới. Ông Hoàng Bảy đã bảo vệ được biên cương với tài năng của mình.
Tuy nhiên, trong lần tướng giặc Tả Tủ Vàng dồn hết lực xâm lược nước ta, vì sự chênh lệch lực lượng đã khiến ông hy sinh. Xác của Ông Hoàng Bảy trôi theo con suối đến Bảo Hà thì dạt vào, người dân đã đưa xác về chôn ở sườn đồi núi Cấm. Nhân dân vô cùng thương tiếc vì sự hy sinh anh dũng của ông. Để tưởng nhớ công lao của ông, triều Nguyễn đã truy phong danh hiệu “Trấn an hiển quốc” và sắc phong ông là “Thần Vệ Quốc”.
Xem thêm: Đi Lễ Đền Ông Hoàng Bảy Cầu Gì? Thành Tâm Cầu Nguyện Ắt Được Lộc Lá Vô Biên
2. Những ngôi Đền thờ Ông Hoàng Bảy ở nước ta
Đền Ông Hoàng Bảy được xây dựng ở nhiều nơi để con cháu đời sau tưởng nhớ công ơn và biết Ông Hoàng Bảy là ai. Nhưng nổi tiếng nhất là Đền Bảo Hà và Đền Đá Thiên.
2.1. Đền Ông Hoàng Bảy Bảo Hà ở Lào Cai
Bảo Hà là vùng đất được ông giải phóng cũng là nơi chôn cất ông. Người dân ở đây đa số đều biết Ông Hoàng Bảy là ai cũng như mức độ linh thiêng của đền Ông Hoàng Bảy.
- Lịch sử của đền Ông Hoàng Bảy Bảo Hà
Đến Bảo Hà là nơi thờ tự chính của Ông Hoàng Bảy. Sau khi xác ông trôi về đây và được người dân chôn cất thì mọi người đã lập miếu nhỏ bên cạnh. Lâu dần vì cảm phục tài năng cũng như tấm lòng của ông, ngôi đền đã trở thành di tích lịch sử và được xây dựng uy nghi, rộng lớn.
Đến năm 1997, Đền Bảo Hà được Bộ Văn Hóa, Thể Thao và Du Lịch công nhận là Di tích lịch sử cấp quốc gia. Lễ hội Đền Bảo Hà thường được tổ chức vào ngày 17/7 âm lịch.
- Cách di chuyển đến đền đền
Đền Ông Hoàng Bảy Bảo Hà nằm ở khu vực xã Bảo Hà, huyện Bảo Yên, Lào Cai. Nhìn từ xa, ngôi đền vô cùng yên bình giữa thiên nhiên và núi rừng bao quanh. Sau đền là núi, trước mặt là sông Hồng tạo thế canh giữ cho nơi an nghỉ của ông.
Đền Bảo Hà cách Hà Nội 220km về phía Tây Bắc, cách thành phố Lào Cai 60km về hướng Nam. Du khách có thể đến đây bằng xe khách khoảng 5-6 tiếng di chuyển hoặc đi tàu Thống Nhất từ Ga Hà Nội đến Ga Bảo Hà.
2.2. Đền Ông Hoàng Bảy Đá Thiên ở Thái Nguyên
Đền Ông Hoàng Bảy Đá Thiên thuộc Trại Cau, Đồng Hỷ, Thái Nguyên.
- Lịch sử đền Ông Hoàng Bảy Đá Thiên
Có giả thuyết cho rằng quê gốc của Ông Hoàng Bảy là ở khu vực Thái Nguyên xưa. Sau khi ông mất vì đánh trận thì mộ ông cũng được dời về đây. Lại có giả thuyết nói rằng Đền Đá Thiên này thờ một vị là ông Hoàng Bảy là thủ lĩnh vùng có công trong việc giúp dân ở vùng này khai hoang, lập ấp. Sau khi mất thì mọi người lập đền thờ để tưởng nhớ ông (tức không phải Quan Hoàng Bảy). Tuy có nhiều cách hiểu khác nhau nhưng trong tâm linh của nhiều người nơi đây vẫn là nơi thờ ông Hoàng Bảy trong tứ phủ và hiểu rất rõ Ông Hoàng Bảy là ai cũng như công tích của ông.
Ở Đá Thiên, ngoài lăng mộ của ông (tương truyền là nơi lưu giữ hài cốt ông nhưng chưa được kiểm chứng lịch sử) ngày nay đã được xây dựng thêm Lầu Thờ Đức Vua Cha Ngọc Hoàng, Thượng đế và Nam Tào, Bắc Đẩu; Tam Tòa chúa Bói, cùng Tứ Phủ Thánh Chầu, Động Sơn Trang thờ Quốc Mẫu Âu Cơ, các cô sơn trang.
- Cách di chuyển đến đền
Đền Đá Thiên cách trung tâm Hà Nội khoảng 90km. Du khách có thể chọn cách di chuyển đến Đền Ông Hoàng Bảy bằng ô tô hoặc xe máy. Với ô tô, mọi người có thể đi cao tốc Hà Nội – Thái Nguyên để rút ngắn khoảng cách, thời gian di chuyển.
3. Chi tiết về Lễ Ông Hoàng Bảy
Lễ Ông Hoàng Bảy là một lễ lớn hàng năm để mọi người tưởng nhớ đến công lao, tài năng của ông, đồng thời giúp thế hệ trẻ biết được Ông Hoàng Bảy là ai
3.1. Thời gian diễn ra Lễ Ông Hoàng Bảy
Lễ Ông Hoàng Bảy thường được tổ chức vào 17/7 âm lịch hàng năm, tức ngày giỗ của ông. Vào dịp này, người dân thập phương sẽ tìm đến các ngôi đền thờ tự ông để tham gia nghi lễ.
3.2. Lễ vật cần chuẩn bị để dâng đền Ông Hoàng Bảy
Khi đi lễ Ông Hoàng Bảy cần chuẩn bị đồ cúng và vàng mã như các dịp lễ khác. Nếu bạn có điều kiện hơn thì có thể chuẩn bị thêm các lễ vật khác để dâng đền như:
-
Lễ mặn gồm có: Xôi, thịt gà, thịt lợn,…
-
Lễ chay gồm có: Bia, rượu, nước ngọt, nước suối, trầu cau, trái cây, …
-
Vàng mã, giấy tiền
-
Ngựa, áo, mũ, giày của Ông.
Lưu ý trang phục giá hầu ông thường có màu xanh lam hoặc tím chàm, nên khi chuẩn bị phải đúng màu sắc.
Tìm hiểu thêm: Con giáp phạm Thái Tuế cách hoá giải phạm Thái Tuế năm 2024
3.3. Lưu ý khi dâng lễ
Khi đến đền thờ Ông Hoàng Bảy và thực hiện dâng lễ, bạn cần đặc biệt chú ý:
-
Mọi người cần chọn những trang phục lịch sự, kín đáo, nghiêm túc khi vào đền.
-
Chuẩn bị lễ vật đầy đủ để tỏ lòng thành, không quá sơ sài cũng không quá khoa trương.
-
Không chen lấn, cãi cọ trước khuôn viên đền để tránh mạo phạm.
-
Chỉ nên cầu bình an, may mắn, tài lộc, không nên quá tham lam.
Xem thêm: Đầu Năm Người Kinh Doanh Nên Đi Đền Nào Để Thuận Lợi Cả Năm?
3.4. Tín ngưỡng Hầu đồng Ông Hoàng Bảy
Ông Hoàng Bảy là vị thần thường về ngự đồng nhất, Người có căn Ông thường thích đánh tổ tôm, xóc đĩa và uống trà tàu. Các cô đồng/ cậu đồng có căn mặc áo xanh lam, tím chàm trên thêu hình rồng tạo hình chữ Thọ, đầu đội khăn xếp và sử dụng kim lệch màu ngọc khi hầu đồng. Lúc nhập vào ông sẽ sử dụng cây hèo để múa đồng, ông thường uống ba lần trà tàu và hút thuốc khi ngự giá.
Nhiều người tham dự nghi lễ với hy vọng bình an, tài lộc. Đây cũng là lý do mà du khách đến viếng đền vào 17/7 âm lịch hàng năm. Nét văn hóa này đã tồn tại suốt chiều dài lịch sử dân tộc, tạo nên tín ngưỡng tốt đẹp.
Sự kiện này thường kéo dài từ ngày 15-17/7 âm lịch với lịch trình gồm:
-
Ngày 15/5 âm lịch: Lễ cầu an, tế thần, thả đèn hoa đăng.
-
Đêm ngày 16/7 âm lịch: Tổ chức các chương trình nghệ thuật.
-
Sáng ngày 17/7 âm lịch: Rước kiệu và tổ chức lễ hội đường phố.
4. Thời điểm lý tưởng để viếng đền Ông Hoàng Bảy trong năm
Các tín đồ thường đến viếng đền Ông Hoàng Bảy vào các dịp sau:
-
Rằm tháng Giêng: Lễ Thượng Nguyên.
-
Ngày 25/5 âm lịch: Lễ tiệc Quan Tuần Tranh.
-
Từ ngày 15-17/7 âm lịch: Lễ hội đền Bảo Hà.
-
Ngày 27/7 âm lịch: Giỗ Tướng Nguyễn Hoàng Bảy.
-
Cuối năm: Lễ Tất Niên.
Vào những ngày này thì tại đền Hoàng Bảy sẽ diễn ra rất nhiều hoạt động như lễ tế thần, thả đèn hoa đăng, lễ cầu an,… Trong lễ hội chính còn có các chương trình nghệ thuật thú vị.
5. Xin gì khi đến đền Ông Hoàng Bảy
Dân gian có câu “Cầu tài Ông Bảy, cầu quan Ông Mười” để nói lên độ linh thiêng của các ngôi đền khi cầu công danh, tài lộc. Khi biết Ông Hoàng Bảy là ai thì người dân thường đến đền Ông Hoàng Bảy để cầu mong công việc làm ăn gặp nhiều may mắn, thuận lợi. Những người làm kinh doanh, làm nghề bất động sản cũng thường xuyên dâng lễ cúng ông để cầu nhiều may mắn, phát tài phát lộc.
Tuy nhiên, mọi người đừng nên quá tham lam khẩn cầu nhiều điều, chỉ nên xin những gì cần thiết thật sự để tránh gây phật lòng đấng linh thiêng.
>>>>>Xem thêm: Tử vi tuổi Dậu 1993 năm 2024: Bước nhảy vọt đáng kể hay cần cẩn trọng thụt lùi?
Việc tìm hiểu Ông Hoàng Bảy là ai sẽ giúp bạn có thêm kiến thức về lịch sử chống giặc ngoại xâm của nước ta. Ông là một vị tướng tài thương dân hết lòng, đã có nhiều công lớn trong việc giành lại bờ cõi nước nhà. Chính vì thế sau khi ông qua đời trong trận chiến thì người dân đã lập đền thờ để tưởng nhớ và tôn vinh công lao. Hàng năm người dân và du khách ở khắp mọi nơi sẽ đến viếng đền Ông Hoàng Bảy vào các dịp lễ lớn, đặc biệt là 17/7 âm lịch để tế thần và cầu mong gặp nhiều may mắn, thuận lợi trong cuộc sống.
Xem thêm: Căn Số Là Gì? Hé Lộ Những Bí Mật Giấu Kín Ít Ai Biết Về Căn Số