Ngày rằm tháng Giêng là ngày nào năm 2024? Giờ đẹp cúng ngày Rằm tháng Giêng

Ngày rằm tháng Giêng là ngày nào năm 2024? Giờ đẹp cúng ngày Rằm tháng Giêng
Rate this post

Lễ quanh năm không bằng ngày rằm tháng Giêng, đây là ngày rất quan trọng trong đời sống tâm linh người Việt. Vậy ngày rằm tháng Giêng là ngày nào trong năm 2024? Nên cúng rằm tháng Giêng vào ngày nào để cả năm thuận lợi?

Bạn đang đọc: Ngày rằm tháng Giêng là ngày nào năm 2024? Giờ đẹp cúng ngày Rằm tháng Giêng

1. Ngày rằm tháng Giêng là ngày nào trong năm 2024?

Ngày rằm tháng Giêng (còn gọi tết Nguyên tiêu) là ngày trăng tròn đầu tiên trong năm mới tính theo lịch âm. Đây là một trong những ngày lễ quan trọng trong đời sống tâm linh của người Việt.

Rằm tháng Giêng thường diễn ra từ thời điểm giữa đêm trước trăng tròn là ngày 14 đến hết ngày trăng tròn là ngày 15 tháng Giêng âm lịch. Lễ cúng của ngày rằm thường được tổ chức vào một trong hai ngày trên.

Năm 2024, ngày rằm tháng Giêng rơi vào thứ Bảy ngày 24/02/2024 dương lịch, tương ứng là 15/1/2024 âm lịch (ngày chính Rằm)

Ngày rằm tháng Giêng là ngày nào năm 2024? Giờ đẹp cúng ngày Rằm tháng Giêng

Là lễ cúng quen thuộc nhưng không phải ai cũng biết ngày rằm tháng Giêng là ngày nào

2. Giờ đẹp cúng ngày rằm tháng Giêng

Biết được rằm tháng Giêng là ngày nào và ý nghĩa của nó sẽ giúp cho bạn cẩn thận hơn trong các nghi lễ thờ cúng tổ tiên. Giống như nhiều dịp lễ quan trọng khác, nhiều người có thói quen lựa chọn giờ đẹp để cúng rằm tháng Giêng, vừa thể hiện sự tôn trọng với thần linh vừa mong muốn có một năm bình an, thuận lợi.

Theo chuyên gia phong thủy tại job3s.vn, người xưa quan niệm nên cúng rằm tháng Giêng vào giờ Ngọ ngày chính rằm 15/1, tức từ 11 đến 13 giờ. Đây được xem là khung giờ tốt nhất để thực hiện nghi lễ cúng rằm.

Tuy nhiên ngày này do công việc bận rộn và khó có thể sắp xếp cúng vào đúng ngày chính rằm, các gia đình có thể lựa chọn những khung giờ đẹp khác trong hai ngày 14/1 và 15/1 âm lịch, bởi việc cúng bái quan trọng nhất vẫn là sự thành tâm và kính trọng đối với thần linh, tổ tiên.

Xem thêm: Cúng rằm tháng Giêng giờ nào tốt: 3 khung giờ giúp gia chủ may mắn nguyên năm

Ngày rằm tháng Giêng là ngày nào năm 2024? Giờ đẹp cúng ngày Rằm tháng Giêng

Ngoài việc tìm hiểu ngày rằm tháng Giêng là ngày nào, các gia đình cũng nên quan tâm đến giờ đẹp cúng rằm

Một số khung giờ đẹp cúng rằm tháng Giêng mà bạn có thể tham khảo là:

Ngày 14/1 âm lịch cúng trong các khung giờ tốt:

  • Từ 7 – 9 giờ (giờ Thìn)

  • Từ 11 – 13 giờ (giờ Ngọ)

  • Từ 13h – 15 giờ (giờ Mùi)

Ngày chính rằm 15/1 âm lịch cúng trong các khung giờ tốt:

  • Từ 5 – 7 giờ (giờ Mão)

  • Từ 11 – 13 giờ (giờ Ngọ)

  • Từ 15 – 17 giờ (giờ Thân)

3. Nguồn gốc và ý nghĩa của ngày rằm tháng Giêng

Bên cạnh việc tìm hiểu ngày rằm tháng Giêng là ngày nào, nhiều người cũng quan tâm đến nguồn gốc và ý nghĩa đằng sau ngày này.

3.1. Về nguồn gốc

Dù là một trong những ngày quan trọng trong đời sống tâm linh của người Việt nhưng trên thực tế, rằm tháng Giêng có nguồn gốc từ Trung Quốc và được du nhập vào Việt Nam. Trải qua quá trình phát triển, nó trở thành nét văn hóa đặc trưng của người Việt.

Về nguồn gốc của ngày này, hiện nay có nhiều tài liệu khác nhau giải thích. Trong đó phổ biến nhất là 3 hướng giải thích sau:

Lý giải thứ nhất là bắt nguồn từ nhu cầu nông nghiệp của người dân, đây là thời điểm vụ chiêm bắt đầu và nhu cầu cày bừa tăng lên. Trước khi bắt đầu vụ mùa, họ tổ chức lễ cúng để cầu mong một năm thời tiết thuận lợi, mùa màng bội thu.

Lý giải thứ hai là một truyền thuyết từ xa xưa, theo đó có một con thiên nga trong khi bay xuống hạ giới bị một thợ săn bắn chết. Đây là con thiên nga được Ngọc Hoàng vô cùng yêu thích nên khi biết chuyện, người rất tức giận, sai Thiên tướng đốt trụi trần gian vào ngày 15 tháng 1.

Tuy nhiên vị thần tiên này vô cùng thương xót người dân, hạ phàm và chỉ cho họ dùng đèn lồng màu đỏ treo trước cửa nhà. Ngọc Hoàng từ trên cao nhìn xuống lầm tưởng rằng màu đỏ đó là lửa phóng hỏa mà thành, nhờ vậy mà người dân tránh được một kiếp nạn. Để tưởng nhớ và cảm tạ vị thần tiên đó, hàng năm cứ đúng ngày rằm tháng Giêng, người dân treo đèn lồng trước nhà.

Lý giải thứ ba dựa trên một tư liệu cổ ghi chép về thời gian ra đời của rằm tháng Giêng. Theo đó ngày này bắt đầu xuất hiện từ thời Hán Văn đế, giai đoạn 180 – 157 TCN. Trong ngày này, vua, quan lại và cả người dân phá bỏ các nghi lễ thông thường, hòa cùng không khí lễ hội và hoan hỷ trước sự giao thoa của đất trời, thần linh và con người.

Tìm hiểu thêm: Mơ thấy hôn nhau – Nắm rõ điều này để cuộc sống hôn nhân được viên mãn

Ngày rằm tháng Giêng là ngày nào năm 2024? Giờ đẹp cúng ngày Rằm tháng Giêng
Rằm tháng Giêng có nguồn gốc từ Trung Quốc

Một tập tục được nhiều người dân làm theo trong đêm rằm tháng riêng(hay gọi là Tết Nguyên tiêu) là thắp đèn lồng, truyền thống này cũng xuất phát từ tục thờ Tam nguyên của Đạo giáo. Rằm tháng Giêng là ngày sinh của Thiên Quan đại đế, người chủ quản tiết Thượng nguyên. Vào ngày này, người dân treo đèn kết hoa, đồng thời làm lễ cúng để cầu chúc những điều tốt đẹp.

Cứ như vậy, ngày rằm tháng Giêng tồn tại trong văn hóa của người Trung Quốc đến tận ngày nay. Một số tập tục thường được thực hiện trong giai đoạn này là cầu phúc, cúng tế, ăn bánh trôi, treo đèn lồng hoặc thả đèn trời.

Ngày rằm tháng Giêng cũng xuất hiện trong văn hóa của nhiều quốc gia như Hàn Quốc, Nhật Bản hay Philippines.

Tại Việt Nam, do ảnh hưởng văn hóa từ Trung Quốc và châu Á, rằm tháng Giêng cũng xuất hiện trong đời sống tâm linh từ xa xưa. Hiện nay không có ghi chép cụ thể về thời gian xuất hiện của ngày này ở nước ta, chỉ biết đã xuất hiện từ rất lâu về trước.

Các ghi chép trong Châu bản triều Nguyễn cũng như những tài liệu lịch sử thời Trần và thời Lê cũng chỉ ra rằng tục cúng rằm tháng Giêng xuất hiện từ tục cúng tế Thiên Quan đại đế của Đạo giáo.

Ngày rằm tháng Giêng là ngày nào năm 2024? Giờ đẹp cúng ngày Rằm tháng Giêng

Ghi chép trong Châu bản triều Nguyễn về rằm tháng Giêng là ngày nào và được tổ chức ra sao

Tuy nhiên khác với Trung Quốc, trong ngày này người dân Việt Nam chủ yếu đi tổ chức cúng tổ tiên để bày tỏ lòng hiếu kính, đi chùa cầu phúc hoặc cúng sao giải hạn tại đền chùa, cầu chúc sức khỏe và an lành trong suốt một năm.

3.3. Ý nghĩa của ngày rằm tháng Giêng

Nhìn vào đáp án cho câu hỏi rằm tháng Giêng là ngày nào, bạn sẽ hiểu được nguồn gốc đằng sau đó và vì sao ngày này lại quan trọng như vậy trong văn hóa của người Việt.

Nếu tết Nguyên tiêu ở Trung Quốc thiên về các thần tích, truyền thuyết thì trong văn hóa của người Việt, rằm tháng Giêng ở Việt Nam thường gắn liền với các tập quán về nông nghiệp.

Người dân thường tổ chức các lễ cúng với quan niệm, ngày trăng tròn đầu tiên trong năm mới vô cùng quan trọng, đánh dấu cả một năm thuận lợi.

Có một điểm tương tự như tục đón Tết Nguyên tiêu ở Trung Quốc là tập tục treo đèn lồng. Vào ngày này nhiều gia đình cũng thường làm đèn lổng đỏ và treo ở trước cửa nhà hoặc trang trí đường làng, ngõ xóm.

Tập tục này được ghi nhận từ rất sớm trong các tài liệu lịch sử vào thời Trần, thời Lê và gần đây nhất là trong Châu bản triều Nguyễn.

Ngày rằm tháng Giêng là ngày nào năm 2024? Giờ đẹp cúng ngày Rằm tháng Giêng

>>>>>Xem thêm: Người tuổi Canh Dần sinh năm bao nhiêu? Tình duyên lận đận chỉ vì điều này

Rằm tháng Giêng có nhiều ý nghĩa trong tâm thức của người Việt

Hoạt động thường thấy trong ngày này tại Việt Nam là viếng thăm lễ chùa, cầu sức khỏe, bình an. Trong gia đình, mọi người thường làm cơm cúng tươm tất và chu đáo với hy vọng cả năm bình an, suôn sẻ.

Tìm hiểu ngày rằm tháng Giêng là ngày nào vừa giúp cho bạn chuẩn bị lễ cúng chu đáo nhất vừa là cách để nhớ về nguồn cội tổ tiên, cầu chúc cho các thành viên luôn bình an, thuận lợi. Ngày nay, do đời sống bận rộn, các lễ hội ít được tổ chức vào ngày rằm tháng Giêng, người dân chủ yếu cúng rằm tại nhà. Dù có nhiều thay đổi trong nghi thức cúng bái nhưng những ý nghĩa tốt đẹp của rằm tháng Giêng vẫn không hề thay đổi.

Xem thêm: Ý nghĩa rằm tháng Giêng: Ngày rằm lớn nhất năm làm 3 việc này cầu được ước thấy

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *