Mùng 1 cúng gì cho Thần Tài? Cúng Thần Tài là phong tục tâm linh tốt đẹp của người Việt. Hoạt động này có ý nghĩa mong cầu may mắn, buôn bán phát đạt và mọi sự hanh thông. Vì vậy, khi thực hiện cúng Thần Tài, bạn nên lựa chọn các lễ vật cúng phù hợp để nghi lễ diễn ra suôn sẻ, trọn vẹn.
Bạn đang đọc: Mùng 1 cúng gì cho Thần Tài? Sắm 5 thứ này đảm bảo sự nghiệp hanh thông tuyệt đối
Contents
1. Thần Tài là ai? Ý nghĩa của việc cúng Thần Tài
Trước khi đi sâu vào vấn đề mùng 1 cúng gì cho Thần Tài, chúng ta sẽ tìm hiểu về nguồn gốc cũng như ý nghĩa của hoạt động này.
1.1. Thần Tài là ai?
Nguồn gốc Thần Tài bắt nguồn từ truyền thuyết Trung Quốc. Câu chuyện kể rằng, Thần Tài là nhân vật có thật trong lịch sử, tên thật là Phạm Lãi – một trung thần của Việt Vương Câu Tiễn. Sau khi phò tá vua dẹp loạn, ông đã bỏ chốn quan trường, cùng với người yêu của mình là Tây Thi lui về ở ẩn.
Sau này, ông trở thành một thương buôn thành đạt, giàu có. Người đời gọi ông là Đào Công, tôn ông lên làm Thần Tài. Cứ đến mùng 10 tháng Giêng, người dân lại tổ chức thờ cúng ông để mong cả năm sung túc, thành đạt.
Hình tượng ông Thần Tài thường xuất hiện với hình ảnh một nhân vật râu tóc bạc phơ, ngồi trên ghế vàng, tay cầm vàng thỏi với khuôn mặt hiền từ, phúc hậu. Việc thờ cúng vị thần này trong tiềm thức mỗi con người đều mang lại những lợi ích tinh thần vô cùng to lớn. Vậy ý nghĩa của hoạt động lễ bái này là gì?
1.2. Ý nghĩa của việc cúng Thần Tài
Trong tín ngưỡng văn hóa người Việt và một số nước châu Á, Thần Tài là vị thần quen thuộc được thờ cúng hàng ngày với niềm tin mong cầu tài lộc và may mắn cho gia đình, đặc biệt là đối với những ai làm kinh doanh hoặc buôn bán. Bên cạnh ý nghĩa về của cải, các gia đình khấn cầu Thần Tài còn mong muốn được phù hộ về sức khỏe, gia đình êm ấm, hòa hợp và con cháu yêu thương chan hòa.
2. Những món ăn ưa thích của thần tài
Để biết được mùng 1 cúng gì cho Thần Tài, ta cần tìm hiểu về các món ăn yêu thích của ông để cúng sao cho thần hài lòng, phù hộ độ trì cho gia đình bình an, tài lộc dồi dào.
Theo quan niệm xưa, heo quay và vịt quay là hai món ăn mà Thần Tài thích nhất, thường được chọn là các món không thể thiếu trong ngày cúng vía. Ngoài ra, vào các ngày như mùng 1 hoặc Rằm, người ta sẽ cúng thêm trái cây tươi để mâm lễ vật đầy đủ và đẹp mắt hơn.
3. Mùng 1 cúng gì cho Thần Tài?
Thần Tài là vị thần vừa ăn chay, vừa ăn mặn nên khi chuẩn bị lễ vật vào ngày Rằm hoặc mùng 1 cần hết sức chú ý. Dưới đây là một số vật phẩm cầu bái cần có trong mâm cúng Thần Tài:
-
Hoa: Hoa cúng Thần Tài nên có cả sắc lẫn hương, có thể lựa chọn hoa mẫu đơn, cúc, hoa hồng, ngọc lan… Hoa phải tươi, không nên mua hoa giả hoặc hoa đã úa.
-
Mâm ngũ quả: Trái cây nên chọn loại quả có tên, màu sắc tượng trưng cho sự may mắn như cam, quýt, dưa hấu đỏ, thanh long…
-
Muối: 1 đĩa
-
Gạo: 1 đĩa
-
Thuốc lá: 2 điếu
Tìm hiểu thêm: Cung Xử Nữ và Ma Kết có hợp nhau không? Cặp bài trùng hay khắc tinh?
>>> Xem thêm: Lễ vật cúng thần tài, thổ địa mùng 1: Có thứ sau đảm bảo tài lộc viên mãn
4. Bài văn khấn cúng Thần Tài mùng 1
Văn cúng Thần Tài mùng 1 cần được đọc vào hai khung giờ từ 6:00 – 7:00 sáng hoặc 18:00 – 19:00 tối. Trước khi cúng khấn, gia chủ cần thắp hương trước cho Thần Tài.
Bạn có thể tham khảo bài văn khấn cúng Thần Tài mùng 1 hàng tháng tại đây.
>>>>>Xem thêm: Tuổi lấy vợ của nam đẹp nhất? Lấy vợ vào tuổi này công thành danh toại
5. Những lưu ý khi cúng Thần Tài đầu tháng
Nhờ lý giải mùng 1 cúng gì cho Thần Tài, ta đã biết được những lễ vật cần chuẩn bị trước khi thực hiện nghi lễ trang trọng này. Tuy nhiên, khi cúng bái, bạn cần lưu ý thêm một số vấn đề sau để tránh mắc lỗi gây ảnh hưởng đến vận khí. Cụ thể:
-
Lau dọn bàn thờ Thần Tài trước khi cúng.
-
Khi cúng, trong nhà không được xảy ra mâu thuẫn.
-
Tuyệt đối không cho chó, mèo quậy phá gần bàn thờ.
-
Gia chủ có thể thắp hương Thần Tài mùng 1 vào sáng hoặc chiều tối (trước 7:00 tối) và thắp nhang theo số lẻ.
-
Ăn mặc trang nghiêm, chỉn chu khi thực hiện nghi lễ.
-
Mâm cỗ cúng Thần Tài mùng 1 không cần quá cầu kỳ, quan trọng là lòng thành của gia chủ.
-
Sau khi hương cháy 2/3 nén, bạn nên đem vàng mã đi đốt ở trong lư. Đến khi vàng mã cháy hết, bạn lấy rượu hoặc nước cúng tưới lên để xin tài lộc, đồng thời phòng tránh cháy nổ.
-
Sau khi cúng xong, bạn cần đợi qua 12 giờ trưa ngày hôm sau mới có thể hạ lễ. Các vật phẩm cúng bái không nên chia cho người ngoài vì cho người ngoài nghĩa là bạn đang phát tán lộc của chính mình.
-
Nếu cúng gạo và muối thì sau khi cúng, bạn nên giữ lại và không nên rắc ra ngoài.
Ngoài ra, khi đặt bàn thờ Thần Tài, phía trước cần thoáng đãng, sạch sẽ; phía sau dựa vào tường chắc chắn và kiên cố. Bàn thờ nên đặt hướng ra ngoài cửa chính và vị trí phù hợp với cung mệnh của gia chủ.
>>> Xem thêm: Vị trí đặt bàn thờ thần tài ở đâu tốt? Chọn hướng bàn thờ này tha hồ giàu sang
Mùng 1 cúng gì cho Thần Tài? Nhìn chung, cúng Thần Tài là phong tục tâm linh tốt đẹp không chỉ riêng tại Việt Nam mà còn ở một số nước châu Á khác. Hoạt động lễ bái được thực hiện dựa trên niềm tin của con người vào thần linh, mong cầu họ phù hộ độ trì cho làm ăn phát đạt, gia đình hạnh phúc trong tương lai.