Lì xì người cao tuổi là hành động thể hiện sự kính yêu, quý trọng, cầu chúc sức khỏe, bình an cho bề trên. Theo đó, vào mỗi dịp Tết từ mùng 1 âm lịch, người dân sẽ lì xì người cao tuổi, các bậc trưởng bối. Lì xì vốn là một nét đẹp truyền thống mang nhiều ý nghĩa nhưng theo sự phát triển của xã hội đã xuất hiện nhiều vấn đề khiến mọi người đều đắn đo suy nghĩ làm sao lì xì cho phù hợp, ý nghĩa.
Bạn đang đọc: Lì xì người cao tuổi thế nào cho phù hợp và ý nghĩa?
Vào mỗi dịp Tết cổ truyền, người Việt Nam đều có phong tục chúc Tết và lì xì, mừng tuổi. Tùy theo vai vế và hoàn cảnh mà có những cách thức lì xì sao cho phù hợp, đối tượng được lì xì nhiều nhất có lẽ là trẻ em và người cao tuổi. Bài viết sau đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về ý nghĩa của phong tục lì xì cũng như chọn cách lì xì cho người cao tuổi cho phù hợp.
Contents
1. Ý nghĩa của lì xì ngày Tết
Lì xì ngày Tết bắt nguồn từ truyền thuyết xua đuổi yêu quái trong đêm giao thừa. Truyền thuyết kể rằng, hàng năm cứ vào đêm giao thừa, khi các vị thần đã về trời để báo cáo với Ngọc Hoàng, yêu quái sẽ xuất hiện. Yêu quái thích xoa đầu trẻ em khiến chúng trở nên đau ốm và quấy phá nhà dân, vì vậy mà người lớn trong nhà phải thức trắng đêm trong đêm giao thừa để canh chừng yêu quái không làm hại.
Một ngày nọ 8 vị thần đã đi ngang qua và biết được sự tình, họ đã hóa thành 8 đồng tiền và nằm cạnh những đứa trẻ để bảo vệ chúng. Cha mẹ chúng đã gói 8 đồng tiền vào một túi vải đỏ và kì lạ thay khi yêu quái đến đã bị ánh sáng của đồng tiền lóe lên làm cho hoảng sợ bỏ chạy mất.
Câu chuyện này đã len lỏi khắp các con đường, ngõ nhỏ, trở thành một phong tục hàng năm, mỗi dịp Tết đến xuân về, người lớn thường bỏ tiền vào các phong bao màu đỏ để lì xì cho trẻ em hoặc người già với ý nghĩa cầu may mắn, khỏe mạnh, bình an, tài lộc.
>>> Xem thêm: Những Con Số Lì Xì Ý Nghĩa: Trẻ Con Học Hành Tấn Tới, Người Già Bách Niên Giai Lão
2. Lì xì người cao tuổi thế nào cho phù hợp
Người xưa có câu “Của cho không bằng cách cho.”. Khi trao đi một phong bao lì xì, nhất là đối với người già, không chỉ cần chú ý đến số tiền bên trong lì xì mà còn cần lưu ý đến cách thức trao đi, đó là những lời chúc hay chọn phong bao lì xì sao cho phù hợp.
2.1. Nên nói những gì khi lì xì người cao tuổi
Tìm hiểu thêm: Quẻ số 31 là điềm gì? Làm ngay việc này để thu tài lộc, không ngừng thăng tiến
Khi lì xì người cao tuổi, bạn nên nói những câu chúc liên quan đến tuổi thọ, sức khỏe, bình an. Đó là điều mà bất cứ người lớn tuổi nào cũng mong muốn để luôn được quây quần bên con cháu. Lời chúc không cần quá dài dòng, hoa mỹ, chỉ cần ngắn gọn, ý nghĩa và có giọng điệu, cử chỉ thể hiện sự kính trọng vui vẻ khi chúc. Dưới đây là một số câu chúc ý nghĩa mà bạn có thể tham khảo
-
Phúc như đông hải thọ tỷ nam sơn
Câu nói này có ý nghĩa phúc lộc luôn dồi dào như nước ngoài biển khơi, tuổi thọ như trúc ở nam sơn, nhiều không đếm xuể. Câu chúc cầu chúc cho ông bà, cha mẹ có được hạnh phúc và sức khỏe, tuổi thọ dồi dào, bất tận như nước biển đông chảy không ngừng, như trúc nam sơn vô số kể.
-
Thân tâm thường an lạc, vạn sự cát tường như ý
Câu chúc này có ý nghĩa hướng đến sự bình an, an yên, hạnh phúc, mọi sự đều được như ý nguyện. Lời chúc ngắn gọn lại sâu sắc, đặc biệt phù hợp với những người hướng Phật, tin yêu Phật pháp.
-
Quanh năm mạnh khỏe. Con cháu đầy đàn, dâu hiền cháu thảo.
Người cao tuổi luôn mong muốn tận hưởng niềm vui đoàn viên, sum họp đông vui bên con cháu, gia đình hòa thuận. Đây là câu chúc tuy vô cùng ngắn gọn nhưng mang thật nhiều ý nghĩa.
-
Sức khỏe dồi dào, vạn sự như ý
Đây là một câu chúc rất quen thuộc, có lẽ bạn đã nghe rất nhiều mỗi dịp Tết đến xuân về. Tuy quen thuộc, đơn giản nhưng giàu ý nghĩa và đặc biệt thiết thực. Lời chúc Tết hay, mộc mạc, không hoa mỹ nhưng dễ nhớ và tràn đầy chân thành và tình cảm. Để tuổi thọ kéo dài thì chắc chắn phải có thần thể khỏe mạnh. Để yên hưởng hạnh phúc thì cần sự suôn sẻ, như ý trong mọi việc. Câu chúc chứa đựng tất cả những gì người cao tuổi mong mỏi.
2.2. Hình thức của bao lì xì
Với người lớn tuổi, bạn vẫn nên chọn những phong bao lì xì với màu đỏ truyền thống tượng trưng cho mọi sự như ý, bên ngoài phong bao được trang trí những hình ảnh tốt lành của ngày Tết như hoa mai, hoa đào, hình ảnh con cháu,…
Bên trong lì xì chứa những tờ tiền mới được đút vào bao lì xì một cách ngay ngắn, phẳng phiu, đây cũng là điều thể hiện sự chân thành của người lì xì.
2.3. Lì xì người cao tuổi số tiền bao nhiêu là phù hợp?
Trước tiên bạn cần lưu ý số tiền bên trong bao lì xì nên là số chẵn vì số chẵn tượng trưng cho sự trọn vẹn, đầy đủ, viên mãn.
Mức tiền lì xì phù hợp sẽ tùy thuộc vào độ tuổi và mối quan hệ giữa hai bên. Người cao tuổi, có địa vị cao hơn sẽ nhận được mức lì xì cao hơn. Ngoài ra, nếu là người thân trong gia đình, họ hàng thân thiết, số tiền lì xì cũng sẽ nhiều hơn. Không có quy định định mức tối thiểu của số tiền lì xì nhưng đối với người cao tuổi trong gia đình bạn nên lì xì từ 200.000 đồng. Với họ hàng xa hơn có thể lì xì từ 100.000 đồng.
Ngoài lì xì bằng tiền, bạn có thể lì xì cùng với một món quà, có thể là một hộp bánh hoặc những loại thực phẩm tốt cho sức khỏe của người cao tuổi như: sữa, tổ yến, thuốc bổ,… Nếu biết sở thích của người lớn tuổi, bạn cũng có thể biếu theo sở thích của người nhận như: trà, cây cảnh, tranh, quần áo…
>>>>>Xem thêm: Những vị trí không nên lắp máy lạnh nếu không muốn lộc tán, xui xẻo kéo tới
Lì xì tết là một phong tục đẹp của người Việt, thể hiện sự quan tâm, mong cầu những điều tốt đẹp, chúc phúc, chia sẻ ngày đầu năm mới. Lì xì đã trở thành nét văn hóa truyền thống đẹp đẽ, quý giá cần được gìn giữ. Điều quan trọng nhất khi lì xì người cao tuổi vẫn là tấm lòng, sự quan tâm, chia sẻ trong ngày Tết cổ truyền dân tộc.
>>> Xem thêm: Tuổi Xông Đất Cho Gia Chủ Tuổi Giáp Tý 2024: Tuổi Nào Tốt, Tuổi Nào Xấu?