Định nghĩa tham sân si là gì? Phật giáo và Nho giáo có luận rằng tham sân si khiến tâm trí chúng ta bị thay đổi, biến chất thành một con người tồi tệ. Đây cũng chính là nguyên nhân khiến chúng sinh khổ đau, con người bị ràng buộc mà không thể buông bỏ.
Bạn đang đọc: Định nghĩa tham sân si là gì? Làm những điều này để có tâm thanh tịnh, đời bình an
Contents
1. Định nghĩa tham sân si là gì?
Tham – Sân – Si được Phật giáo gọi là “tam độc”. Đây là ba trạng thái tinh thần có hại, nguy hiểm nhất của mỗi con người. Đạo Phật luận rõ, nguồn cội của mọi đau khổ của chúng sinh đều từ ba chữ “Tham – Sân – Si” này mà ra. Con người chúng ta nếu không kiềm chế được “tam độc” này sẽ tạo nghiệp ác, tâm thức bị trói buộc.
Luận chi tiết về “tam độc” tham sân si theo Phật Giáo như sau:
1.1. Tham là gì?
Phật pháp chỉ rõ, tham là trạng thái con người có sự ham muốn, đam mê rất nhiều một điều gì đó. Con người có 5 nhu cầu dễ sinh lòng Tham nhất, đó là:
-
Tài (tài sản, tiền bạc, vật chất, nhà cửa, xe cộ,…)
-
Sắc (sắc dục, sắc đẹp, dục vọng của con người)
-
Danh (danh vọng, danh tiếng, địa vị, sự nổi tiếng, quyền lực, được nhiều người biết đến, …)
-
Thực (đồ ăn thức uống)
-
Thụy (thời gian, công sức).
Con người khi để các ham muốn chiếm lĩnh, dục vọng dâng cao hơn bình thường sẽ nảy sinh những hành động, lời nói không tốt. Điều này có thể ảnh hưởng đến sức khỏe, tâm lý, thậm chí là tính mạng người khác. Người không thể kiềm chế lòng tham sẽ để lòng tham dần lớn hơn, dẫn đường cho các hành động ngày càng sai trái, tội lỗi.
>>Xem thêm: Nói Khổ Tận Cam Lai Là Gì? Bí Quyết Vượt Qua Khó Khăn Của Người Xưa
1.2. Sân là gì?
Bạn nếu tìm hiểu sâu xa tham sân si là gì sẽ thấy mỗi yếu tố đều là nguyên nhân và kết quả của yếu tố còn lại. Sân hiểu nghĩa là sự nóng giận, thù hận trong tâm trí con người. Sân thường bắt nguồn từ tham, từ ham muốn nào đó không được thỏa mãn sẽ sinh ra căm hận, thù địch đối phương.
Bạn có thể từ sự tham lam tiền tài mà sinh nóng giận, hận thù với bạn bè, đồng nghiệp hay chính người thân trong gia đình. Con người không thể tránh có lúc nóng giận, nhưng nếu không kiềm chế thì bạn sẽ trở thành nạn nhân của nó. Sự bất bình, thù địch này cũng có thể dẫn đến hành vi xúc phạm hay làm điều sai trái, tội lỗi với người khác để giải tỏa cảm xúc.
Đông y còn giải thích, người thường xuyên sân – thù hận, giận dữ rất có hại cho hệ huyết áp và tim mạch. Nóng giận sẽ khiến tinh thần bạn khó kiểm soát, tim đập nhanh, mạch máu hoạt động quá tải,… Đây là một trong những nguyên nhân gây ra bệnh đột quỵ, cao huyết áp, và dễ mắc bệnh về gan.
1.3. Si là gì?
Si có thể hiểu đại ý là si mê, ngu muội hoặc dại dột. Người Việt ta gọi người có si là “vô minh” – luôn hành động thiếu suy nghĩ, không sáng suốt để phán đoán trắng đen, tốt xấu. Người có “si” sẽ không thể hiểu biết để làm chủ bản thân trong hành động, suy nghĩ, lời nói, từ đó có thể gây hại cho người và người khác.
“Si” của con người có thể chia thành 3 hình thức:
-
Không hiểu hoặc cố tình không hiểu đạo lý làm người.
-
Mất đi khả năng nhận biết về bản chất mọi chuyện, không biết đúng sai.
-
Không có khả năng nhận biết về tâm lý, tinh thần, sức khỏe,… của bản thân.
Tìm hiểu thêm: Ý nghĩa quẻ số 48 – Vạn sự bình hoà, không làm cái mới sẽ tốt
>>Xem thêm: Họa Thị Phi Là Gì? Làm Ngay Điều Này Để Tránh Họa Thị Phi Rắc Rối
2. Cách kiềm chế, hóa giải tham sân si là gì?
Sau khi bạn đã hiểu định nghĩa tham sân si là gì, điều bạn quan tâm tiếp theo ắt hẳn là cách hóa giải nó để cuộc đời bình an. Tuy tham sân si nằm trong bản chất của con người, nhưng bạn hoàn toàn có thể khắc chế nếu thực hiện theo các lời khuyên dưới đây:
-
Đầu tiên, mọi khổ đau, hận thù đều từ “si” mà ra. Không có trí tuệ, tri thức rất nguy hiểm, bạn không có khả năng nhận biết đúng sai, phải trái, sẽ không thể tỉnh táo để đánh giá vấn đề và tìm ra cách giải quyết khôn ngoan. Bạn nên học hỏi không ngừng, trau dồi tri thức để trí tuệ thông minh, suy luận sắc sảo.
-
Thứ hai, trên đời mọi việc đều có luật nhân – quả. Bạn cần nhận diện được đâu là cám dỗ không tốt với bản thân để từ chối. Bạn không được để lòng tham hình thành và chi phối bạn rồi làm điều sai trái.
-
Thứ ba, bạn cần biết cách tiết chế cảm xúc để không sinh ra lòng thù hận, khiến ai đó thành nạn nhân của cơn thịnh nộ bản thân.
-
Cuối cùng, bạn cần biết đâu là đủ, hiểu rõ giới hạn của bản thân và hài lòng, trân trọng với những gì mình có ở hiện tại.
>>>>>Xem thêm: Ngày 8.3 là ngày gì? Bật mí ý nghĩa của ngày mùng 8.3
Bài viết đã phân tích khách quan thông tin giúp bạn có được lời giải đáp cho thắc mắc: tham sân si là gì? Những gợi ý trên trong bài viết chỉ là một phần cơ bản để bạn có thể hoàn thiện bản thân tốt hơn, không vướng mắc vào tham sân si để có cuộc sống bình an, hạnh phúc.