Cây lộc vừng hợp mệnh gì theo phong thủy? Trong quan niệm phong thủy, lộc vừng là loài cây mang đến nhiều may mắn cho gia chủ. Nhưng không phải ai cũng biết cây lộc vừng hợp mệnh gì để đón nhận những điều tốt lành. Lựa chọn cây phù hợp với bản mệnh sẽ giúp bạn giàu sang, tài lộc sung túc, trái lại trồng tùy tiện sẽ nhận lại điều không hay.
Bạn đang đọc: Cây lộc vừng hợp mệnh gì theo phong thủy? 3 bản mệnh cực hợp giúp tăng vượng khí
Contents
1. Cây lộc vừng – Biểu tượng cao sang, tài lộc và bình an cho gia chủ
Lộc vừng là cây thân gỗ được trồng làm cảnh phổ biến, với thân cao, thẳng cùng tán lá rộng. Loài cây này được xếp vào bộ tứ quý Sanh – Sung – Tùng – Lộc, trong đó cây lộc vừng đại diện cho bình an.
Hoa cây màu đỏ kết thành từng chùm nở rộ như pháo giấy ngày tết tượng trưng cho hỷ sự, tài lộc vượng phát. Gốc cây to, vững chãi là đại diện cho ý chí kiên định, dũng cảm đối mặt với khó khăn của người quân tử.
Ngay từ “lộc” trong tên cây cũng đã ứng với tài lộc, còn “vừng” ngụ ý là tuy nhỏ nhặt nhưng mỗi lần thu hoạch lại rất nhiều giống như hạnh phúc tràn đầy. Các chuyên gia chơi cây cảnh cũng có câu “Vừng ơi! Mở ra cho lộc vào” thể hiện rằng cây có khả năng mang đến may mắn, thịnh vượng và điều tốt lành.
Cây sống lâu năm nên khi trồng cây lộc vừng trong gia đình có người cao tuổi là tượng trưng cho lời chúc bách niên giai lão. Tại những ngôi miếu, đền, chùa,… cây cũng được trồng rất nhiều. Theo quan niệm của dân gian, cây có thể giúp tăng dương khí, xua đuổi âm khí và ma quỷ. Nhưng không vì thế mà bạn trồng tùy tiện, cần hiểu cây lộc vừng hợp mệnh gì mới phát huy được hết ý nghĩa.
2. Cây lộc vừng hợp mệnh gì theo phong thủy?
Đừng nên tự ý trồng nếu như chưa hiểu rõ cây lộc vừng hợp mệnh gì theo phong thủy, nếu bạn thuộc một trong 3 mệnh dưới đây, trồng cây này sẽ giúp bạn như “hổ mọc thêm cánh”, sinh khí tràn đầy và tài lộc dồi dào:
Mệnh |
Năm sinh |
Can chi |
Mộc |
1980 |
Canh Thân |
1981 |
Tân Dậu |
|
2002 |
Nhâm Ngọ |
|
2003 |
Quý Mùi |
|
Thủy |
1974 |
Giáp Dần |
1982 |
Nhâm Tuất |
|
1996 |
Bính Tý |
|
1997 |
Đinh Sửu |
|
Hoả |
1956 |
Bính Thân |
1957 |
Đinh Dậu |
|
1964 |
Giáp Thìn |
|
1965 |
Ất Tỵ |
|
1978 |
Mậu Ngọ |
|
1986 |
Bính Dần |
|
1987 |
Đinh Mão |
|
1994 |
Giáp Tuất |
|
2008 |
Mậu tý |
|
2009 |
Kỷ Sửu |
Điểm nổi bật của lộc vừng chính là hoa của cây, màu hoa đỏ kết từng chùm rực rỡ nên được xếp vào hành Hỏa. Vậy nên, những người thuộc bản mệnh này có thể trồng cây để đón nhận hạnh phúc ngập tràn, vượng khí dồi dào.
Theo quan niệm ngũ hành, thân cây màu xám đen tượng trưng cho Thủy, nên bổ trợ cho người mệnh Thủy. Đặc biệt, nếu như trồng đúng vị trí, bạn sẽ đón nhận tài lộc không ngớt, bình an cho gia đình.
Cây thân gỗ là Mộc, do đó những người mệnh Mộc cũng phù hợp trồng loài cây này. Lựa chọn lộc vừng giúp gia chủ mệnh Mộc có được những điều tốt lành, kinh doanh suôn sẻ, công việc hanh thông.
Tìm hiểu thêm: Bí ẩn nốt ruồi đen trong lòng bàn tay, đường đời thuận lợi hay trắc trở?
Xem thêm: Người Mệnh Hỏa Sinh Năm Nào? Nếu Thuộc Mệnh Hỏa Hãy Phát Huy Điểm Này Để Thành Công
3. Vị trí trồng cây lộc vừng đẹp nhất trong phong thủy
Hiểu được cây lộc vừng hợp mệnh gì theo phong thủy và kết hợp thêm vị trí trồng phù hợp sẽ giúp gia chủ làm ăn tấn tới. Bạn nên chọn không gian thoáng đãng để cây phát huy được hết công dụng và ý nghĩa mang đến. Đặc biệt, trồng cây trước nhà sẽ thu hút những năng lượng tốt và làm tan đi những nguồn khí xấu xung quanh.
Không chỉ vậy, lựa chọn vị trí mặt tiền ngôi nhà cũng là nơi đón tài lộc, vượng khí cho cả gia đình. Tuy cây không quá xum xuê, nhưng bạn cũng nên thường xuyên tỉa cành để ngôi nhà thêm thoáng đãng, tránh không gian u tối ảnh hưởng đến gia chủ.
>>>>>Xem thêm: Mạnh Bà là ai? Giải mã truyền thuyết thú vị về món canh luân hồi chuyển kiếp
4. Trồng cây lộc vừng cần lưu ý điều gì để tránh điềm xấu
Nếu không muốn bị xui xẻo tìm đến, bạn cần tránh ngay cách trồng lộc vừng dưới đây:
-
Không trồng giữa lối đi: Vừa gây bất tiện cho gia chủ lại cản trở vượng khí vào nhà. Bạn nên chọn vị trí thoáng rộng để cây phát triển khỏe mạnh, ra hoa đều mang lại bình an, tài lộc.
-
Không nên trồng cây đơn lẻ: Theo chuyên gia phong thủy, trồng cây lộc vừng lâu năm đơn lẻ vừa không mang lại năng lượng dương mà còn hút hết tài lộc của gia đình. Bạn nên trồng từ 2-3 cây kết hợp với nhau để có thể dung hòa được năng lượng của mỗi cây hoặc trồng theo bộ “Tam Đa hợp” sẽ mang đến nhiều may mắn.
-
Không nên trồng sát nhà hay sát tường: Điều này ảnh hưởng đến sinh trưởng của cây. Vì lộc vừng có bộ rễ khỏe, đường kính thân lớn phát triển nhanh, trồng sát tường, sát nhà khiến cây dễ bị bật gốc, khó lớn. Trong phong thủy, điều này cũng không tốt khiến gia chủ gặp điều không may.
-
Không để cành lá rậm rạp: Cây quá xum xuê khiến không gian u tối, ngăn dương khí vào nhà. Do đó, bạn nên thường xuyên cắt tỉa để đảm bảo tính thẩm mỹ cũng như yếu tố phong thủy.
Chọn cây lộc vừng hợp mệnh gì theo phong thủy sẽ giúp tài lộc dồi dào, đón vận may ngập tràn đã được chúng tôi hé lệ chi tiết trong bài. Bạn cũng cần lưu ý về vị trí phù hợp cũng như chăm sóc cây tươi tốt để đón năng lượng tốt, vượng khí đến nhà. Ngoài ra, nếu bạn quan tâm đến nhiều loại cây khác nữa trong phong thủy, hãy theo dõi Job3s.