Các hành tinh trong hệ mặt trời bao gồm Sao Thủy, Sao Kim, Trái Đất, Sao Hỏa, Sao Mộc, Sao Thổ, Sao Thiên Vương, Sao Hải Vương và hành tinh thứ 9 vừa mới được phát hiện năm 2016. Vậy có điểm gì thú vị về những hành tinh này? Hãy cùng các chuyên gia của job3s.vn tìm hiểu trong bài viết sau.
Bạn đang đọc: Các hành tinh trong hệ mặt trời và những điều thú vị có thể bạn chưa biết
Contents
1. Tìm hiểu khái niệm về vũ trụ và hệ Mặt Trời
Trước khi bắt đầu tìm hiểu về các hành tinh trong hệ Mặt Trời, chúng ta hãy cùng hiểu sâu hơn về hệ Mặt Trời cũng như những thú vị xoay quanh nó.
1.1. Vũ Trụ là gì?
Vũ Trụ là một không gian vô tận, nó chứa đựng các thiên hà cùng những kì quan tuyệt vời. Trong mỗi thiên hà lại là tập hợp của nhiều thiên thể như vệ tinh (mặt trăng), hành tinh, sao băng, sao chổi,…
Bên cạnh đó là những bức xạ điện từ, khí, bụi bẩn,… Các nhà khoa học ước tính hiện nay, vũ trụ chứa đựng khoảng 10 tỷ thiên hà mà con người có thể thấy được. Do vụ nổ Bigbang xảy ra khoảng 13 tỷ năm trước đã mở rộng con số này và kích thước chính xác đến nay vẫn được xem là một ẩn số chưa tìm được câu trả lời chính xác.
1.2. Hệ Mặt Trời là gì?
Các hành tinh trong hệ Mặt Trời tiếng anh được gọi là Solar System hay còn được nhắc đến với một tên gọi khác là Thái Dương Hệ. hệ Mặt Trời chính là một hành tinh có Mặt Trời ở vị trí trung tâm, bên cạnh đó là những thiên thể nằm trong phạm vi luật hấp dẫn của hệ Mặt Trời. Lịch sử hình thành lên hệ Mặt Trời được bắt nguồn từ sự suy sụp một phần của đám mây phân tử khổng lồ cách đây khoảng vào 4,6 tỷ năm.
Các hành tinh trong hệ Mặt Trời sẽ được phân loại thành hai nhóm: nhóm thứ nhất là hành tinh đá (các hành tinh nhỏ, rắn, có bề mặt đá và kim loại). Nhóm thứ hai là hành tinh khí khổng lồ (đây là các hành tinh lớn, khí, có bề mặt chủ yếu chính khí và hơi nước). Ngoài ra, trong hệ Mặt Trời còn có các thiên thể nhỏ hơn như là tiểu hành tinh, sao chổi và vệ tinh.
2. Có bao nhiêu hành tinh trong hệ Mặt Trời?
Không ít người cảm thấy thắc mắc, liệu rằng hệ Mặt Trời có tổng cộng bao nhiêu hành tinh? Câu trả lời chính xác là gồm Mặt Trời và 9 hành tinh quay quanh theo quỹ đạo elip gần tròn.
Dựa theo phân loại, thì vòng trong sẽ có 4 hành tinh ở dạng rắn như sao là sao Thủy, Trái Đất, sao Kim, sao Hỏa. Và vòng ngoài sẽ có 5 hành tinh ở dạng khí bao gồm: sao Thổ, sao Mộc, sao Hải Vương, sao Thiên Vương và hành tinh thứ 9 vừa mới được phát hiện vào dịp đầu năm 2016.
3. Thứ tự các hành tinh trong hệ Mặt Trời
Các hành tinh sẽ được sắp xếp theo thứ tự những hành tinh bắt đầu gần mặt trời nhất và hoạt động dần ra bên ngoài, lần lượt là Sao Thủy, Sao Kim, Trái Đất đến Sao Hỏa, Sao Mộc và Sao Thổ, Sao Thiên Vương, Sao Hải Vương, sau đó chính là Hành tinh thứ 9. Mỗi hành tinh sẽ mang nhiều đặc điểm riêng.
3.1. Sao Thủy (Mercury)
Sao Thủy chính là hành tinh nhờ nhất trong hệ Mặt Trời và cũng gần mặt trời nhất. Về khoảng cách, nó chỉ lớn hơn so với Mặt Trăng của Trái Đất một chút mà thôi. Do đó, để có thể xoay quanh Mặt Trời, sao Thủy chỉ cần mất khoảng 88 ngày.
- Đường kính của sao Thủy: Khoảng 4,878 km (Tương đương 3,031 miles).
- Quỹ đạo: 88 ngày Trái Đất.
- Ngày: 58,6 ngày Trái Đất.
Xem thêm: Hiểu Rõ Mồn Một Tích Cách Từng Người Qua Ý Nghĩa Các Hành Tinh Trong Bản Đồ Sao
3.2. Sao Kim (Venus)
Hành tinh tiếp theo của các hành tinh trong hệ Mặt Trời là Sao Kim. Kích thước của hành tinh này gần bằng Trái Đất cùng với bề mặt hiện diện khá phức tạp.
- Sao Kim (Venus) được dùng để đặt tên cho sắc đẹp của người La Mã và nữ thần tình yêu.
- Đường kính: 12,104 km, tương đương với khoảng 7,521 miles
- Quỹ đạo: 225 ngày Trái Đất
- Ngày: 241 ngày Trái Đất
3.3. Trái Đất (Earth)
So với các hành tinh trong hệ Mặt Trời, Trái Đất là một hành tinh đặc biệt hơn hẳn. 2/3 diện tích của Trái Đất đều được bao phủ bởi đại dương. Trong hệ Mặt Trời, đây là nơi duy nhất có sự sống tồn tại.
- Tên bắt nguồn từ từ “Die Erde”, đây là một từ tiếng Đức nó có nghĩa là “mặt đất.”
- Đường kính của Trái Đất: 12,760 km (Tương đương 7,926 miles)
- Quỹ đạo: 365,24 ngày
- Ngày: 23 giờ 56 phút
3.4. Sao Hỏa (Mars)
Sao Hỏa chính là hành tinh tiếp theo cần phải tìm hiểu đối với các hành tinh trong hệ Mặt Trời. Tính từ hệ Mặt Trời đây chính là hành tinh thứ 4, nơi lạnh lẽo tựa như sa mạc phủ đầy bụi. Bụi này được hình thành do các oxit sắt, tạo thành màu đỏ mang tính biểu tượng của hành tinh này.
- Sao Hỏa (Mars) được dùng để đặt tên cho vị thần chiến tranh của người La Mã.
- Đường kính của sao Hỏa: 6,787 km (Tương đương 4,217 miles)
- Quỹ đạo: 687 ngày Trái Đất
- Ngày: Hơn 1 ngày Trái Đất, vào khoảng 24 giờ, 37 phút
Xem thêm: Sao Hỏa Nghịch Hành: Xáo Trộn Cuộc Sống, Làm Gì Cũng “Xôi Hỏng Bỏng Không”
Tìm hiểu thêm: Cung Nhân Mã có hợp với Song Tử không? Ái tình đầy phiêu lưu và trải nghiệm
3.5. Sao Mộc (Jupiter)
Sao Mộc là một trong các hành tinh trong hệ Mặt Trời, nơi được khí khổng lồ bao phổ. Có thể nói, so với tổng khối lượng của những hành tinh khác, thì khối lượng của Sao Mộc có thể đạt đến mức gấp đôi.
- Sao Mộc (Jupiter) được dùng để đặt tên cho người cai trị của các vị thần La Mã.
- Đường kính của hành tinh này: 139,822 km (Tương đương 86,881 miles).
- Quỹ đạo: 11,9 năm Trái Đất.
- Ngày: 9,8 giờ Trái Đất
3.6. Sao Thổ (Saturn)
Ở các hành tinh trong hệ Mặt Trời, Sao Thổ nằm ở vị trí thứ 6. Hệ thống vành đai thú vị được xem là đặc điểm độc đáo của một trong những hành tinh thuộc hệ Mặt Trời này.
- Sao Thổ (Saturn) được dùng để đặt tên cho vị thần nông nghiệp của người La Mã.
- Đường kính của sao Thổ: 120,500 km (Tương đương 74,900 miles)
- Quỹ đạo của nó: 29,5 năm Trái Đất
- Ngày: Khoảng 10,5 giờ Trái Đất
3.7. Sao Thiên Vương (Uranus)
Hành tinh nằm ở vị trí thứ 7 thuộc các hành tinh trong hệ Mặt Trời là Sao Thiên Vương. Hành tinh này có mùi hôi khá đặc trưng tựa như mùi trứng thối. Mùi này có nguồn gốc từ các đám mây hydrogen sulfide cùng với chất hóa học bao phủ toàn bộ bề mặt của sao Thiên Vương.
- Sao Thiên Vương được phát hiện bởi William Herschel vào năm 1781 (ban đầu được cho là ngôi sao)
- Sao Thiên Vương (Uranus) trong thần thoại cổ đại chính là hiện thân của thiên đường.
- Đường kính của nó: 51,120 km (Tương đương 31,763 miles)
- Quỹ đạo: 84 năm Trái Đất
- Ngày: 18 giờ Trái Đất
3.8. Sao Hải Vương (Neptune)
Sao Hải Vương là hành tinh thứ 8 và xa nhất trong các hành tinh của hệ Mặt Trời. Nó có kích thước tương đương với Sao Thiên Vương và được biết đến với những cơn gió siêu thanh vô cùng mạnh mẽ.
- Sao Hải Vương (Neptune) hành tinh được phát hiện vào năm 1846 và được đặt tên cho vị thần nước của người La Mã.
- Đường kính của nó là: 49,530 km (Tương đương 30,775 miles).
- Quỹ đạo: 165 năm Trái Đất.
- Ngày: 19 giờ Trái Đất
3.9. Sao Diêm Vương
Nằm ở vị trí thứ 9 khi vẽ các hành tinh trong hệ Mặt Trời đó chính là Sao Diêm Vương. Dẫn xuất từ hành tinh thứ 9 tính từ Mặt Trời, so với những hành tinh khác, Sao Diêm Vương khác biệt hoàn toàn về nhiều khía cạnh.
- Sao Diêm Vương được bởi Clyde Tombaugh vào năm 1930 bởi. Và hành tinh này được đặt tên cho vị thần của thế giới ngầm La Mã, Hades.
- Đường kính của sao Diêm Vương: 2,301 km (Tương đương 1,430 miles)
- Quỹ đạo của nó: 248 năm Trái Đất
- Ngày: 6.4 Ngày Trái Đất
3.10. Hành Tinh Thứ 9
Nằm ở vị trí cuối cùng của bản đồ các hành tinh trong hệ Mặt Trời đó là Hành Tinh Thứ 9 hay còn được gọi với tên tạm là Hành Tinh X. Vào năm 2016, theo các nhà nghiên cứu tìm hiểu và đề xuất rằng, hiện có một hành tinh thứ 9 có khả năng tồn tại nằm ở phần rìa Thái Dương Hệ. Nó ước tính có khối lượng lớn hơn Trái Đất gấp 10 lần.
4. Một số câu hỏi thường gặp về các hành tinh trong hệ Mặt Trời
Dưới đây là một số câu hỏi thú vị xoay quanh các hành tinh trong hệ Mặt Trời mà bạn có thể tham khảo:
4.1. Trong các hành tinh trong hệ Mặt Trời, hành tinh nào nhỏ nhất và quay nhanh nhất nhất?
Hành tinh nhỏ nhất và quay nhanh nhất trên biểu đồ các hành tinh trong hệ Mặt Trời đó chính là Sao Thủy. Hành tinh này có đường kính khoảng 4879,4km. So với đường kính Trái Đất, kích thước của Sao Thủy chỉ bằng khoảng 40%. So với vệ tinh tự nhiên của Sao Mộc và Sao Thổ thì sao Thủy có kích thước nhỏ hơn nhiều lần. Bên cạnh đó, vì khoảng cách nằm gần Mặt Trời cho nên Sao Thủy có chu kỳ quỹ đạo ngắn hơn.
4.2. Các hành tinh trong hệ Mặt Trời hành tinh nào nóng nhất?
Các hành tinh trong hệ Mặt Trời, thì sao Kim chính là hành tinh nóng nhất với nhiệt độ cao nhất. Vì toàn bộ bề mặt sao Kim bị bao phủ bởi các tầng mây dày đặc khí C02. Nên quá trình mà Mặt Trời tỏa nhiệt ra ngoài gặp nhiều cản trở. Đó cũng chính là lý do hành tinh này nóng nhất.
>>>>>Xem thêm: Chân nhân bất lộ tướng là gì? Càng có tài càng nên che giấu 3 thứ này
4.3. Hành tinh nào lạnh nhất và xa mặt trời nhất?
Sao Hải Vương cách xa Mặt Trời nhất. Nó cách xa hơn 30 lần so với Trái Đất. Sở hữu nhiệt độ trung bình khoảng âm 214 độ C, sao Hải Vương được xếp vào hành tinh lạnh nhất trong hệ Mặt Trời.
4.4. Các hành tinh trong hệ Mặt Trời có thể tạo thành một đường thẳng không?
Câu trả lời nó sẽ còn tùy vào việc con người định nghĩa thế nào là khái niệm “thẳng hàng”. Theo như Jean Meeus nhà khí tượng học và cũng là nhà thiên văn học người Bỉ cho biết, nếu như chỉ cần cả 8 hành tinh trong hệ Mặt Trời cùng đứng trong góc 180 độ của bầu trời đã được xem là thẳng hàng thì trong lần tới đây vào ngày 6/5/2492 điều này sẽ xảy ra. Trong một lần gần đây nhất cả 8 hành tinh dã có cơ hội gặp nhau trong một góc 30 độ là vào ngày 1/1/1665 và lần tới sẽ vào ngày 20/3/2673.
Tóm lại, hệ Mặt Trời bao gồm rất nhiều các hành tinh với các đặc điểm riêng biệt. Việc nghiên cứu và tìm hiểu về các hành tinh trong hệ Mặt Trời không chỉ giúp con người hiểu hơn về vũ trụ mà còn mở ra khả năng khám phá và phát triển trong lĩnh vực khoa học trong tương lai.