Bật mí cách cúng Thanh Minh tại nhà vừa đơn giản, ngắn gọn lại chuẩn phong tục

Bật mí cách cúng Thanh Minh tại nhà vừa đơn giản, ngắn gọn lại chuẩn phong tục
Rate this post

Cúng Thanh Minh tại nhà cần chuẩn bị như thế nào? Trong phong tục tập quán của người Việt Nam, dù ai đi đâu làm gì đến tháng 3 cũng phải sắp xếp về nhà. Đây là dịp Thanh Minh, mọi người trong gia đình sẽ cùng nhau đi tảo mộ, cúng viếng người đã khuất. Bạn biết gì về ngày lễ này, cách cúng Thanh Minh tại nhà ra sao? Mời bạn cùng job3s khám phá ngay sau đây.

Bạn đang đọc: Bật mí cách cúng Thanh Minh tại nhà vừa đơn giản, ngắn gọn lại chuẩn phong tục

1. Thanh minh ngày bao nhiêu, ý nghĩa lễ Thanh Minh là gì?

Theo nhiều chuyên gia văn hóa dân gian, Thanh Minh là một trong 24 tiết khí, được lập nên bởi các quốc gia phương Đông. Nó được xếp vào tiết thứ 5, bắt đầu thời điểm Lập xuân 60 ngày và sau Đông chí khoảng 105 ngày.

Vậy năm nay thanh minh vào ngày nào? Năm 2024, lễ này rơi vào ngày 26/2 âm lịch, nhằm ngày 4/4 dương lịch. Tuy không phải là một dịp tết lớn, nhưng tiết Thanh Minh lại có ý nghĩa đặc biệt quan trọng với người Việt. Nó gắn liền với truyền thống, phong tục, tập quán của người dân Việt Nam nhiều đời, nhiều thế hệ.

Bật mí cách cúng Thanh Minh tại nhà vừa đơn giản, ngắn gọn lại chuẩn phong tục

Tất tần tật về ngày lễ cúng Thanh Minh tại Việt Nam

Tiết Thanh Minh là ngày đầu tiên của tiết khí, mô tả một khí trời mát mẻ, không gian quang đãng, dễ chịu. Vì vậy, người dân thường chọn ngày này để thực hiện tri ân, tưởng nhớ những người thân đã mất.

Vào ngày này, không khí tại các nghĩa trang, nhà mồ thường rất nhộn nhịp, vui vẻ có cả trẻ con và người lớn. Mọi người cùng nhau về thăm mộ tổ tiên, quét rửa, bày mâm cúng để cầu xin được phù hộ luôn bình an, may mắn.

Đây cũng là dịp để cha mẹ nhắc nhở đến con cháu về lòng biết ơn, hiếu kính với bề trên. Từ đó, thế hệ về sau sẽ học hỏi, nối tiếp thực hành các nghi lễ của gia đình, dân tộc mà không bị mai một, quên lãng.

2. Lễ cúng thanh minh cần chuẩn bị những gì?

Lễ cúng Thanh Minh thường được tổ chức ở hai địa điểm bao gồm cúng Thanh Minh tại nhà, ngay bàn thờ gia tiên và ngoài mồ mả. Cho nên, việc chuẩn bị, bày biện vật phẩm, mâm cúng ở mỗi nơi cũng sẽ khác nhau, theo đó:

2.1. Mâm cúng Thanh Minh tại nhà

Mâm cúng Thanh Minh tại nhà không yêu cầu quá nhiều lễ vật cầu kỳ, phức tạp. Bạn chỉ cần nấu nướng một số món ăn mặn như xôi, gà luộc, món canh, món xào,… giống một mâm cơm bình thường.

Ngoài ra, bạn cũng cần trưng bày thêm ít loại trái cây, hoa tươi, nhang đèn, trầu cau, vàng mã, bánh kẹo là được. Riêng các gia đình đã quy y theo Phật giáo, là Phật tử thì cần có thêm một mâm cúng cơm chay.

2.2. Mâm cúng Thanh Minh ngoài mộ

Cũng tương tự như cúng Thanh Minh tại nhà, mâm cúng ở ngoài trời, ngoài mộ cũng được chia thành hai lễ chay và mặn. Trong đó có một số vật phẩm cần thiết bao gồm: Chè, rượu, đèn, hương hóa, trầu cau, tiền mã,…

Với mâm cỗ mặn, bạn nấu những món ăn gia đình kèm thêm rượu, thịt heo, chân giò, gà luộc, khoanh giò. Với mâm cỗ chay, bạn cần có chè, xôi, oản chuối, bánh trái, nước lọc, gạo, muối, bỏng, bơ hay mật ong.

Bật mí cách cúng Thanh Minh tại nhà vừa đơn giản, ngắn gọn lại chuẩn phong tục

Một mâm lễ vật cúng Thanh Minh tại nhà đầy đủ

3. Hướng dẫn cách cúng Thanh Minh đúng phong tục truyền thống

Sau khi chuẩn bị đầy đủ mọi mâm lễ cúng, bạn mới tiến hành nghi thức cúng bái khấn vái ở từng nơi. Cụ thể:

3.1. Lễ cúng Thanh Minh trong nhà

Để chuẩn bị cúng Thanh Minh tại nhà, bạn cần thực hiện dọn dẹp sạch sẽ nhà cửa, lau chùi cho gọn gàng bàn thờ gia tiên. Tiếp theo, gia chủ dọn bàn, bày mâm cúng lên bàn thờ rồi tiến hành khấn vái, tịnh tâm cầu nguyện.

Trong quá trình cúng Thanh Minh tại nhà, bạn cần ăn mặc trang phục cho lịch sự, sạch sẽ, đầu tóc chỉnh tề mới được lên hương. Sau đó, bạn vái lạy tổ tiên, chờ hương đèn cháy hết thì gia đình có thể hóa vàng và xin hưởng lộc (ăn uống).

3.2. Lễ cúng ở tại mộ

Ở mộ phần tại nghĩa trang, bạn cần đem theo cuốc, xẻng, những dụng cụ cần thiết cho việc dọn dẹp, chùi rửa. Trước khi cúng, mọi thành viên trong gia đình nên đắp lại mồ cho đầy đặn, nhổ hết cỏ dại, cây hoang xung quanh.

Mục đích nhằm giúp cho mộ phần sạch sẽ, gọn gàng, tránh nhiều yếu tố không tốt phạm đến linh hồn người đã khuất. Cuối cùng, bạn dọn mâm cúng, đặt lễ vật và tiến hành làm lễ, khấn vái như trong nhà.

Bắt đầu cúng, gia chủ sẽ thắp hương, đèn và khấn theo bài văn cúng tiết Thanh Minh. Chờ đến khi hương tắt, lễ cúng hoàn tất, bạn làm lễ tạ, hóa vàng và xin lộc mang về nhà.

Nếu có lòng, bạn cũng nên cắm cho mỗi ngôi mộ gần đó một nén hương để tỏ lòng kính trọng, thành kính. Nhất là với những ngôi mộ không có người chăm sóc, viếng thăm hay mộ vô chủ.

Tìm hiểu thêm: Mệnh Kim đeo đá màu gì? Chỉ cần đeo loại đá này, vận may ùn ùn kéo đến

Bật mí cách cúng Thanh Minh tại nhà vừa đơn giản, ngắn gọn lại chuẩn phong tục
Mọi người trong gia đình cùng nhau dọn dẹp, làm lễ tảo mộ trong tiết Thanh Minh

4. Gợi ý bài khấn cúng Thanh Minh ngắn gọn, ứng nghiệm

Từng nghi thức cúng Thanh Minh sẽ có một bài văn khấn riêng biệt. Bạn cần tham khảo, lưu ý để cúng cho đúng và hiệu quả. Chẳng hạn như sau:

4.1. Trong nhà

Bài văn khấn cúng Thanh Minh tại nhà có nội dung gồm:

“Nam mô A Di Đà Phật! (3 lần, mỗi lần niệm Phật thì xá 1 xá).

Quỳ gối chắp hướng và khấn:

Con lạy chín phương trời, mười phương Phật.

Con lạy gia tiên tiền tổ, nội ngoại hai bên họ tộc, ông bà cha mẹ.

Con lạy bà tổ cô, ông Mãnh, cô bé Đỏ, cậu bé Đỏ tại già.

Kính mời Thổ công, ông Táo đến đồng lai cách cảm.

Hôm nay nhằm ngày… tháng… năm.

Con giữ việc phụng thờ tên…, tuổi…, trú tại… cùng toàn gia quyến cúi đầu bái lễ.

Trước gia tiên con kính dâng lễ bạc cùng với lòng thành nhân dịp tiết Thanh Minh.

Kính mời các hương hồn về đây chứng giám và hưởng lễ với con.

Con thành tâm xin ơn trên phù hộ, để tâm độ trì cho đại gia đình con luôn được bình an, thịnh vượng. Điều lành mang lại, điều ác xa đi, công việc thuận buồm xuôi gió, suôn sẻ, gặp nhiều may mắn.

Chúng con đồng kính dâng lễ dâng tâm thành xin ơn trên chứng giám.

Nam mô A Di Đà Phật! (3 lần, lạy 3 lạy)”.

4.2. Ngoài trời

Nghi thức thắp hương, chắp tay khấn vái với bài khấn được thực hiện trước mộ phần người đã khuất, nội dung như sau:

“Nam mô A Di Đà Phật! (3 lần, mỗi lần đọc thì xá 1 xá).

Con lạy chín phương trời, mười phương chư Phật, chư Phật mười phương.

Con lạy hương linh người… (tên dưới phần mộ).

Hôm nay ngày…, tháng…, năm…, nhân tiết Thanh Minh, tín chủ con là…, trú tại… xinh thành tâm dâng lễ.

Chúng con cùng toàn thể gia đình nhờ ơn cao đức dày của ngài, chạnh lòng nghĩ đến mộ âm phần nơi hoang vắng.

Vì vậy nay thành tâm sắm lễ kính dâng trước mộ, kính mời chân linh lai lâm hưởng thụ lễ.

Nam mô A Di Đà Phật! (3 lần, lạy 3 lạy)”.

Bật mí cách cúng Thanh Minh tại nhà vừa đơn giản, ngắn gọn lại chuẩn phong tục

Người cúng Thanh Minh cần ăn mặc chỉnh tề, trang nghiêm, thái độ nghiêm túc, bày tỏ lòng thành

Xem thêm: Ý Nghĩa Ngày Thanh Minh Và Những Việc Tuyệt Đối Không Được Quên Để Tỏ Lòng Thành Kính

5. Một số câu hỏi thường gặp trong ngày cúng thanh minh

Dưới đây là những câu hỏi thường được thắc mắc nhất về tiết Thanh Minh. Bạn có thể tham khảo thêm để việc cúng kiếng diễn ra suôn sẻ, thuận lợi.

5.1. Cúng thanh minh có kiêng kỵ gì không?

Có, những điều dưới đây là những điều kiêng kỵ, lưu ý mà bạn cần nhớ khi đi cúng tiết Thanh Minh:

  • Chọn những người ở vị trí con trưởng hay cháu đích tôn kế thừa việc thờ tụng đại diện làm lễ.
  • Tuyệt đối đừng thuê người xách đồ nặng khi đi tảo mộ, dọn dẹp mộ phần mà để tự con cháu trong nhà phụ giúp.
  • Thời điểm cúng bái, mọi thành viên trong gia đình tránh nô đùa, nói chuyện quá lớn.
  • Mọi nghi thức thực hiện cúng khấn cần phải trang nghiêm, nghiêm túc để tôn trọng người đã khuất.
  • Đối với phụ nữ có thai, đối tượng này cần kiêng đi tảo mộ vì cơ thể yếu ớt, dễ bị nhiễm lạnh và âm khí độc địa ở nghĩa trang.
  • Đi lại trong quá trình tảo mộ cần phải nhẹ nhàng, cẩn trọng, tránh va vấp vào các mộ phần khác.
  • Ngoài ra, bạn cũng không nên làm lộn xộn, vun xới đất bừa bãi để tránh ảnh hưởng đến môi trường, cảnh quan chung.
  • Việc tảo mộ đôi khi là khoảng thời gian hiếm hoi gia đình tụ tập lại với nhau nên thường thích chụp ảnh kỷ niệm. Tuy nhiên, bạn chỉ nên chụp tại nhà, không khuyến khích chụp nơi nghĩa trang, càng hạn chế càng tốt.
  • Cuối cùng, bạn cần tránh chỉ trỏ, bàn tán về những mộ phần xung quanh để không mang xui xẻo đến cho mình.

5.2. Cúng thanh minh trước có được không?

Được. Nhiều người đi làm ăn xa không thể sắp xếp công việc để về trong dịp Thanh Minh được thì có thể cúng trước. Chung quy lại, việc cúng bái này cũng là để tôn vinh, tri ân tổ tiên, thể hiện sự hiếu kính, nhớ ơn bề trên.

Việc dọn dẹp, tảo mộ và cúng Thanh Minh trước hoàn toàn không ảnh hưởng gì đến vấn đề tâm linh. Tuy nhiên, thời tiết có thể sẽ không mát mẻ, thoải mái để bạn thực hiện lau dọn mộ phần ngoài trời như ngày tiết khí đó.

5.3. Cúng thanh minh tại nhà trước hay ngoài mộ trước?

Thông thường, dịp tết Thanh Minh các gia đình sẽ chuẩn bị mâm lễ vật cúng bái rồi tiến hành đi tảo mộ trước. Sau khi dọn dẹp, sửa sang mộ phần, bày biện lễ vật cúng khấn xong, chờ hương tàn 2/3 rối hóa vàng, xin lộc.

Lúc này, mọi thành viên trong gia đình mới về thực hiện cúng Thanh Minh tại nhà trước bàn thờ gia thần, gia tiên.

Bật mí cách cúng Thanh Minh tại nhà vừa đơn giản, ngắn gọn lại chuẩn phong tục

>>>>>Xem thêm: Ý nghĩa chuông gió là gì? Cách chọn chuông gió hợp phong thủy chiêu tài cầu lộc

Cúng Thanh Minh nên đi tảo mộ trước rồi mới gia thần, gia tiên trong nhà

Trong văn hóa dân gian của người Việt Nam ta, việc cúng Thanh Minh là một nghi lễ vô cùng quan trọng. Nhiều người quan niệm rằng, cúng Thanh Minh tại nhà, đi tảo mộ nghiêm túc, thành kính sẽ được bề trên gia hộ, đem lại nhiều bình an, may mắn cho gia đình.

Vì vậy, bạn hãy luôn ghi nhớ ngày lễ này cũng như ghi nhớ công ơn sinh thành của ông bà, tổ tiên. Nếu có thời gian, bạn nên cố gắng sắp xếp để tham gia ngày lễ đầy ý nghĩa này cùng người thân trong gia đình.

Xem thêm: Tết Thanh Minh Và Những Điều Cần Biết Tránh Hậu Họa Sau Này

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *