Hầu đồng để làm gì? Tín ngưỡng đáng quý hay mê tín dị đoan

Hầu đồng để làm gì? Tín ngưỡng đáng quý hay mê tín dị đoan
Rate this post

Hầu đồng là một nét văn hóa tâm linh ẩn chứa rất nhiều bí mật. Không ít người tò mò mục đích hầu đồng để làm gì và những bí ẩn đằng sau. Cũng chính sự bí ẩn này đã tạo cơ hội cho nhiều biến tướng xoay quanh việc hầu đồng ra đời. Vậy đây có phải là một tín ngưỡng đáng quý cần được tôn trọng hay là một phong tục mê tín?

Bạn đang đọc: Hầu đồng để làm gì? Tín ngưỡng đáng quý hay mê tín dị đoan

1. Hầu đồng là gì? Mục đích hầu đồng để làm gì?

Mục đích hầu đồng để làm gì? Hầu đồng hay còn gọi là hầu bóng, đồng bóng là một nghi thức hoạt động dân gian có tính linh thiêng cao. Đây là một nghi lễ thuộc tín ngưỡng thờ Mẫu Tam Phủ, Tứ Phủ, thờ Đức Thánh Trần,…. Theo đó, trong nghi thức hầu đồng, các vị thần sẽ nhập vào người hầu đồng để phán truyền, trừ tà và ban phước lành.

Hiện nay vẫn chưa có một nghiên cứu cụ thể và chính xác nào về hầu đồng. Qua những tài liệu thu thập được của job3s, quá trình hầu đồng thường cần một hình thức lễ nhạc đi kèm được gọi là hát văn. Người hầu đồng có thể là nam hoặc nữ. Nếu hầu đồng là đàn đông thì được gọi là Thanh đồng hoặc cậu. Nếu hầu đồng là nữ thì được gọi là cô hoặc Ba đồng.

Tín ngưỡng hầu đồng là một nét đẹp văn hóa mang đậm tính chất dân tộc Việt Nam và có ý nghĩa sâu sắc. Vậy mục đích hầu đồng để làm gì? Người hầu đồng được xem là người tiếp xúc trực tiếp với thần linh, là người gián tiếp truyền đạt ý muốn của thần linh tới con người và của con người tới thần linh.

Bên cạnh đó, hầu đồng để làm gì còn được coi là nghi thức này thể hiện giá trị văn hóa, nghệ thuật dân gian Việt Nam được giữ gìn và bảo tồn qua nhiều thế hệ.

Hầu đồng để làm gì? Tín ngưỡng đáng quý hay mê tín dị đoan

Hầu đồng để làm gì? Thần linh sẽ thông qua người hầu đồng truyền đạt ý muốn của mình

2. Hầu đồng là phong tục mê tín dị đoan hay tín ngưỡng đáng quý?

Hầu đồng thực chất là một nét tín ngưỡng dân gian đã có từ lâu đời. Năm 2016, tín ngưỡng này còn được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể. Do đó hầu đồng không bị quy vào phong tục tập quán mê tín, dị đoan.

Tuy nhiên, trước những bí ẩn chưa được giải mã của việc mục đích hầu đồng để làm gì và sức tò mò của con người dành cho nó, không ít người đã lợi dụng hoạt động này nhằm trục lợi, mê hoặc, làm hại người khác. Đây là những hành động đáng bị xã hội lên án, tẩy chay và bài trừ. Một số hoạt động tín ngưỡng bị xếp là phong tục mê tín, dị đoan có thể kể đến như:

  • Xem bói, truyền bá sấm trạng, yểm bùa hại người

  • Cúng trừ tà ma, chữa bệnh bằng phù phép,…

3. Bật mí những dấu hiệu cho thấy bạn có căn hầu đồng phải ra trình ngay

Người có căn đồng theo dân gian được cho là những người có nghiệp duyên, nợ ở kiếp trước hoặc kiếp này. Do đó, họ phải gánh chịu, trả nợ cho những điều xấu mà họ gây ra. Tuy nhiên, nếu họ được các Thánh rủ lòng thương, chấm chọn thì họ cũng sẽ như thầy Thánh làm việc cứu độ thế gian, làm phúc để chuộc lại lỗi lầm của mình, khiến cuộc sống thanh thản hơn.

Những người có căn đồng thường có những dấu hiệu như rơi vào ảo giác, mơ thấy thần thánh hoặc bị Thánh hành (như gia đình lục đục, gặp vấn đề trong sự nghiệp, tiền tài). Theo tín ngưỡng thờ Tứ phủ, người có căn nếu được Thánh chấm thì tùy theo số căn của họ, cuối cùng cũng sẽ được Thánh bắt đi làm lính theo hầu đồng.

Về mặt khoa học, có người cho rằng, người có căn thường là người có thần kinh yếu, tâm thức có xu hướng hòa nhập khi chịu tác động từ bên ngoài.

4. Nghi thức hầu đồng ngày nay

Hầu đồng là một công việc mang tính tâm linh và trang trọng cao. Hầu hết những người tham gia hầu đồng đều có một lòng kính trọng đặc biệt đối với hoạt động này. Chính vì vậy, trước khi bắt đầu một giá đồng, người hầu đồng đều chuẩn bị rất tỉ mỉ để quá trình hầu đồng không xảy ra bất cứ sai sót nào.

4.1. Chọn ngày lành tháng tốt

Một trong những công việc vô cùng quan trọng trước khi chuẩn bị hầu đồng là xem ngày. Bởi vì không phải ngày nào cũng thích hợp để hầu đồng. Chỉ có những ngày lễ lớn như lễ Thượng Nguyên, hầu vào hè, hầu ra hè, tất niên hoặc những ngày có hoàng đạo đẹp mới thích hợp để cúng mời các vị thần thánh ban tài, tiếp lộc, cầu thuận lợi cả năm cho gia đình.

4.2. Lễ vật chuẩn bị hầu đồng

Lễ vật cần chuẩn bị cho hầu đồng thông thường cũng như những đồ vật thường có trong các dịp lễ như hoa, quả, bánh kẹo, trầu cau, rượu thuốc, xôi gà, vàng mã,… Tuy nhiên, tùy thuộc vào mục đích hầu đồng để làm gì và tính chất của buổi lễ sẽ cần phải chuẩn bị thêm những đồ vật và lễ vật đặc thù.

Lễ vật thường được sắp xếp và bày trí đẹp đẽ, trang trọng trên một kỷ tháp cao hình chữ nhật. Kỷ tháp sẽ được đặt tại vị trí với phương hướng thích hợp với ngày tiến hành lễ đã được ấn định trước đó. Tùy mục đích hầu đồng để làm gì mà người hầu đồng sẽ chuẩn bị những mâm lễ. Trong đó, mỗi mâm lễ trong 4 mâm lễ Tứ Phủ thường được mọi người biết tới gồm có 9 quả trứng, 1 quạt, 1 quốc, 9 miếng vải vuông.

Ngoài những lễ vật kể trên cũng như việc xác định hầu đồng để làm gì thì cũng cần chú ý tới những khía cạnh khác để buổi lễ được diễn ra thuận lợi. Một số các yếu tố mà các cô, cậu đồng cần quan tâm là:

  • Dàn nhạc: Một buổi hầu đồng có thể không nhất thiết phải có dàn nhạc nhưng âm thanh, nhạc cụ là một trong những yếu tố góp phần làm cho buổi lễ diễn ra suôn sẻ và nhẹ nhàng hơn. Bên cạnh đó, những câu hát văn cũng góp phần làm cho buổi giá đồng trở nên đặc sắc và huyền bí.

  • Trang phục: Trang phục hầu đồng cũng rất đa dạng. Theo dân gian, có 36 bộ trang phục hầu đồng, ứng với 36 giá đại diện cho 36 vị thánh khác nhau. Các phụ kiện cần chuẩn bị gồm có: khăn đỏ, 5 áo dài nhiều màu và 1 quần dài trắng, khăn tấu chương, thắt lưng tương ứng với mỗi trang phục, thẻ ngà, kiềng bạc, vải vuông đỏ,… Đặc biệt, người hầu đồng cũng cần chú ý tới các màu sắc của từng phủ: thiên phủ – màu đỏ; địa phủ – màu vàng; thoải phủ – màu trắng; thượng ngàn – màu xanh.

Tìm hiểu thêm: Ngày 14/12 là ngày gì? Bất ngờ nhân đôi với 2 ý nghĩa đặc biệt của ngày này

Hầu đồng để làm gì? Tín ngưỡng đáng quý hay mê tín dị đoan
Hát văn là một trong những yếu tố giúp buổi đồng diễn ra thuận lợi

4.3. Những việc cần làm khi hầu đồng

Trong quá trình hầu đồng, các thần thánh, thần linh sẽ nhập vào người của người hầu đồng để thông qua họ truyền đạt những ý muốn, suy nghĩ hoặc giúp đỡ. Xuyên suốt quá trình đó, các cậu, cô đồng sẽ nhảy múa, ban tài lộc, phán truyền trong tiếng hát của dàn nhạc.

4.4. Trình tự thực hiện giá đồng

Trình tự thực hiện một giá đồng được thực hiện như sau:

  • Thay lễ phục: Mỗi giá đồng lại có một màu sắc và loại trang phục tương ứng. Do đó, bước đầu tiên tiến hành hầu đồng là cần thay trang phục phù hợp với giá đồng mà người hầu đồng sẽ hầu.

  • Dâng hương, hành lễ: Hành động này nhằm thể hiện sự tôn kính, thành tâm của người hầu đồng tới các vị thần linh. Người hầu đồng sẽ đốt một bó hương mà làm tắt nó để hương cháy ngầm, sau đó lần lượt cắm hương vào các vị trí tương ứng.

  • Lễ Thánh giáng: Khi Thánh giáng, tức là thần linh đã nhập vào người hầu đồng. Kể từ đó, người hầu đồng không còn là bản thân nữa mà họ sẽ nhảy múa một cách uyển chuyển, đại diện cho thần linh truyền đạt những thông điệp gửi tới thân chủ.

  • Múa đồng: Có nhiều hoạt động múa đồng khác nhau như múa kiếm, múa cờ, múa tay, múa quạt,…

  • Ban lộc và nghe văn chầu: Sau khi thể hiện sự hài lòng của mình, các Thánh thường sẽ ban tài (thưởng tiền) cho dàn nhạc, thưởng các lễ vật cho những người ngồi dự xung quanh như thuốc, rượu, tiền, hoa quả, bánh kẹo,…

  • Thánh thăng: Khi người hầu đồng ngồi yên, khẽ rung mình thì có nghĩa là Thánh thang và giá đồng đó đã kết thúc.

4.5. Các giá đồng phổ biến ngày nay

Hiện nay, nghi lễ hầu đồng có tất cả 36 giá đồng. Tuy nhiên mỗi buổi hầu đồng thường sẽ không xuất hiện đủ các giá đồng mà chỉ thường có 8-15 giá, phụ thuộc vào tâm nguyện của người hầu đồng.

5. Một số giá đồng phổ biến được nhiều người biết tới hiện nay

  • Giá hầu thỉnh Tam tòa Thánh Mẫu

  • Giá hầu nhà Trần

  • Giá hầu hội đồng Thánh chúa

  • Giá hầu Tứ phủ vương quan

  • Giá hầu Tứ phủ Chầu Bà

  • Giá hầu Tứ phủ ông Hoàng

  • Giá hầu Tứ phủ Thánh Cô

  • Giá hầu tứ phủ Thánh Cậu

  • Giá hầu Quan Hạ Ban

Hầu đồng để làm gì? Tín ngưỡng đáng quý hay mê tín dị đoan

>>>>>Xem thêm: 15/12 cung gì? 15/12 là cung Nhân Mã hay Ma Kết?

Giá đồng được thực hiện trong buổi hầu đồng sẽ phụ thuộc vào ý nguyện của người hầu đồng

6. Hầu đồng có phải nghi lễ Phật giáo không?

Sau khi hiểu mục đích hầu đồng để làm gì, bạn chắc sẽ biết hầu đồng không phải là nghi lễ Phật giáo. Tín ngưỡng hầu đồng hướng tới thờ Mẫu Tam phủ, Tứ phủ, Đức Thánh Trần. Các phủ lần lượt là Mẫu Thượng Thiên, Mẫu Thượng Ngàn, Mẫu Thoải. Có thể hiểu, khác với Phật giáo, đối tượng thờ là chư phật thì đối tượng hầu của người hầu đồng thường là các vị thánh.

7. Hầu đồng mê tín dị đoan bị phạt bao nhiêu?

Theo đó mục đích hầu đồng để làm gì nếu việc hầu đồng nhằm lợi dụng, chuộc lợi từ người khác là hành vi vi phạm đạo đức và pháp luật. Chính vì vậy, hành động này bị pháp luật cấm và phạt nặng nếu phát hiện:

  • Phạt hành chính: Những người tham gia hoạt động mê tín, dị đoan sẽ bị phạt từ 3-5 triệu đồng. Cá nhân, tổ chức thực hiện hoạt động mê tín, dị đoan sẽ bị phạt từ 15-20 triệu đồng. Các hành vi trục lợi, lợi dụng tín ngưỡng văn hóa sẽ bị phạt từ 30-40 triệu đồng.

  • Phạt hình sự: Theo bộ luật hình sự, các cá nhân, tổ chức hành nghề mê tín dị đoan như bói toán, đồng bóng,.. có thể phải chịu trách nhiệm hình sự như cải tạo không giam giữ đến phạt tù 6 tháng đến 3 năm. Trường hợp gây hậu quả nghiêm trọng hoặc gây mất trật tự, an ninh xã hội có thể phạt tù từ 3-10 năm.

Vậy mục đích hầu đồng để làm gì có thể hiểu đơn giản là để các vị thần sẽ nhập vào người hầu đồng để phán truyền, trừ tà và ban phước lành... Đồng thời, chúng ta cũng cần nghiêm túc loại bỏ những trường hợp biến tướng của hầu đồng, lợi dụng tín ngưỡng, biến tín ngưỡng thành mê tín dị đoan. Đây không chỉ là việc làm phát huy tín ngưỡng mà còn là cách để tìm thấy sự thanh tịnh, bình yên trong tâm hồn.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *