Ý nghĩa mâm ngũ quả trung thu là đại diện của 5 yếu tố trong ngũ hành là Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ. Thông thường mỗi mâm thường gồm đầy đủ 5 loại quả thể hiện cho mong muốn đủ đầy và bình an của gia chủ. Ngoài ý nghĩa trên, mâm ngũ quả có bao hàm nhiều ý nghĩa thú vị khác. Cùng job3s.vn tìm hiểu trong bài viết sau.
Bạn đang đọc: Hé lộ điều ít ai biết về ý nghĩa mâm ngũ quả trung thu
Contents
1. Nguồn gốc mâm ngũ quả
Trước khi tìm hiểu về ý nghĩa mâm ngũ quả trung thu hãy cùng khám phá nguồn gốc cội nguồn đã sinh ra nó. Tết Trung thu là một trong những lễ hội khá quan trọng. Nó tượng trưng cho sự sum họp, tết đoàn viên. Trong ngày Tết trung thu có một phong tục cổ truyền lâu đời, đó chính là lễ cúng thần mặt trăng.
Phong tục này là biểu hiện sự tôn thờ thiên nhiên của con người, mong muốn sự hoà hợp giữa con người và thiên nhiên. Đồng thời, đây còn là biểu hiện của lòng biết ơn và sự phù hộ.
Từ xa xưa người phương Đông thường tin vào thuyết ngũ hành bao gồm: Kim – Mộc – Thủy – Hỏa – Thổ. Đây cũng chính là 5 yếu tố tạo nên vạn vật theo thuyết duy vật cổ đại. 5 loại quả trong mâm ngũ quả tượng trưng cho sự đủ đầy thể hiện được ước nguyện sâu sắc có thể đạt được ngũ phúc lâm môn: Phú – Quý – Thọ – Khang – Ninh. Đặc biệt, ý nghĩa mâm ngũ quả trung thu đủ đầy, đẹp mắt còn để bày tỏ sự tôn thờ đối với thần mặt trăng.
Vào ngày này, các gia đình sẽ cùng nhau quây quần trang trí ngôi nhà của mình bằng những chiếc lồng đèn đầy màu sắc, những câu đối ý nghĩa. Cùng nhau sửa soạn mâm ngũ quả, thắp nến đỏ và các lễ vật khác trước thần mặt trăng mong gia đình sẽ được an khang .
2. Ý nghĩa mâm ngũ quả trung thu
Theo các chuyên gia, ý nghĩa mâm ngũ quả là đại diện cho 5 yếu tố trong ngũ hành: Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ. 5 loại quả được bày trên mâm với ý nghĩa là cầu bình an và sung túc.
Để hiểu rõ hơn, hãy cùng cắt nghĩa từ “ngũ quả”:
Ngũ (五): có nghĩa là năm. Đây chính là biểu tượng chung của sự sống. Ngũ quả có ý nghĩa là tập hợp đầy đủ các loại trái cây trong trời đất dùng để dâng lên ông bà tổ tiên. Chọn 5 thứ quả theo quan niệm của người xưa là ngũ hành ứng với 5 mệnh Kim – Mộc- Thủy- Hỏa-Thổ của con người. Số lẻ, tượng trưng cho sự phát triển, sinh sôi và nảy nở.
Quả: Quả chính là biểu tượng cho sự sung túc. Mỗi quả tượng trưng cho mỗi vũ trụ. Mâm ngũ quả được bày biện đẹp mắt và kết hợp khéo léo giữa những quả có quả có màu xanh mang tính dương, bên cạnh đó, sẽ có những quả chín mang tính âm. Đây chính là sự kết hợp âm dương thể hiện tính cân bằng trong vũ trụ. Không chỉ là sự sung túc, từ “quả” trong mâm “ngũ quả” còn đại diện cho sự sinh sôi nảy nở, duy trì nòi giống.
Có thể thấy ý nghĩa mâm ngũ quả trung thu được thể hiện ngay trong tên gọi và cách lựa chọn các loại trái cây để dâng lên tổ tiên.
3. Mâm ngũ quả trung thu sẽ bao gồm những gì?
Tùy thuộc vào nơi sống, phong tục, tập quán của mỗi vùng miền khác nhau, mà mâm ngũ quả ở Bắc, Trung, Nam cũng không giống nhau, cụ thể:
3.1. Mâm ngũ quả Trung thu miền ở Bắc
Các loại quả được lựa chọn để bày biện mâm ngũ quả trung thu ở miền Bắc thường là chuối, bưởi, đào, hồng, quýt. Thứ tự sắp xếp sẽ là nải chuối được đặt ở giữa. Tiếp đến, các loại trái cây còn lại sẽ được đặt lên trên. Một số người có thể dùng phật thủ để thay thế bưởi.
Ngày nay nhịp sống phát triển, nhiều người còn lựa chọn nhiều loại trái cây có nhiều màu sắc khác nhau. Thế nhưng, dù thế nào vẫn không quên ý nghĩa mâm ngũ quả trung thu là cầu tiền tài, sung túc và no đủ.
3.2. Mâm ngũ quả trung thu miền ở Trung
Đối với mâm ngũ quả trung thu tại miền trung thường có phần đơn giản hơn. Người ta thường lựa chọn là các loại trái cây như đu đủ, chuối, xoài, mãng cầu, sung… để thể hiện được trọn vẹn ý nghĩa mâm ngũ quả trung thu. Việc sắp xếp sẽ tùy thuộc vào khả năng sáng tạo của mỗi người. Bằng tất cả lòng thành kính của mình, dâng mâm ngũ quả lên tổ tiên.
3.3. Mâm ngũ quả trung thu miền ở Nam
Người dân miền Nam cực kỳ coi trọng phong tục cúng kiếng. Chính vì thế mâm ngũ quả trung thu cũng được chuẩn bị cầu kỳ hơn để đảm bảo thể hiện được đầy đủ ý nghĩa mâm ngũ quả trung thu.
Những loại trái cây được chọn thường là các trái đu đủ, mãng cầu, dừa, xoài, sung, được hiểu là “Cầu sung vừa đủ xài”. Mâm ngũ quả trước thể hiện tấm lòng với tổ tiên, thần mặt trung sau cầu may mắn, hạnh phúc cho gia đình mình.
4. Hướng dẫn trang trí mâm ngũ quả trung thu đẹp
Như đã đề cặp, mỗi vùng miền sẽ có trang trí mâm ngũ quả trung thu khác nhau. Chính vì vậy, các chuyên gia của job3s.vn sẽ hướng dẫn bạn cách bày biện trang trí theo từng vùng, vừa đảm bảo yếu tố thẩm mỹ, vừa toát lên được ý nghĩa mâm ngũ quả trung thu vốn có.
4.1. Hướng dẫn trang trí mâm ngũ quả Trung thu miền Bắc
Với những loại trái cây phổ biến của để sử dụng trong ý nghĩa mâm ngũ quả trung thu miền Bắc, bạn có thể trang trí mâm ngũ quả trung thu như sau:
-
Đặt nải chuối ở vị trí chính giữa của đĩa trái cây. Điều này thể hiện ý nghĩa có sự bảo vệ của đất và trời
-
Tiếp đến, đặt quả bưởi lên trên và ở giữa nải chuối
-
Sắp xếp các loại trái cây khác xung quanh như hồng, đào, quýt.
-
Tùy theo sở thích của gia đình, bạn cũng có thể thêm một số trái cây khác như mãng cầu, thanh long, táo, lê để thêm bắt mắt.
4.2. Trang trí mâm ngũ quả Trung thu miền Trung đẹp mắt
Đối với người dân miền Trung mâm ngũ quả trung thu không cần quá cầu kỳ. Họ không chú trọng nhiều vào hình thức mà đặt nặng ở ý nghĩa mâm ngũ quả trung thu. Các loại trái cây sẽ được xếp ngẫu nhiên theo sự khéo tay và ý thích bày biện của mỗi người..
Trong mâm ngũ quả trung thu của họ sẽ không thể thiếu các loại trái cây như chuối, đu đủ, xoài, sung, mãng cầu,… Các loại trái cây này sẽ được sắp xếp theo các màu sắc xen kẽ nhau.
4.3. Cách bày ý nghĩa mâm ngũ quả trung thu miền Nam thu hút
Khi lựa chọn trái cây để trưng mâm ngũ quả trung thu người miền Nam không sử dụng chuối. Họ thường chọn xoài, dừa, hoặc thanh long, bưởi. Các loại trái cây được xếp cho vung và cao lên, trông như một ngọn tháp với một kiểu trang trí như sau:
-
Để lấy thế, họ sẽ đặt đu đủ, mãng cầu, dừa, bưởi lên trước
-
Các loại trái cây nhỏ hơn như quýt, sung, xoài, táo, nho,… sẽ được bày lên trên và xung quanh lên trên và xung quanh
-
Nếu muốn có thể trang trí thêm thơm, thanh long để mâm ngũ quả bắt mắt hơn.
5. Cách tỉa hoa quả trung thu bày mâm phá cỗ
Để mâm ngũ quả thêm phần đẹp mắt, bạn hoàn toàn có thể học thêm cách cắt tỉa hoa quả để bày mâm phá cỗ Trung thu.
5.1. Cách tỉa hoa quả trung thu thành hình chó
Bên cạnh việc chú trọng đến ý nghĩa mâm ngũ quả trung thu, không quen chăm chút trang trí cho mâm phá thêm phần đẹp mắt và thu hút hơn bằng các hình cắt tỉa hoa quả.
Để tỉa hoa quả thành hình con chó, bạn cần chuẩn bị:
-
1 quả bưởi
-
1 trái cam
-
Nửa trái đu đủ.
Cách tỉa như sau:
-
Đầu tiên, bạn sẽ gọt bỏ phần vỏ xanh của trái bưởi.
-
Tiếp đến, dùng tay tách múi và tạo thành hình bộ lông xù cho chú chó.
-
Bạn ghim trái cam vào phần đầu của trái đu đủ để làm phần khung.
-
Sau đó, sử dụng tăm gắn bộ lông xù bằng bưởi lên khung để tạo hình chú cún xinh xắn đáng yêu.
-
Để làm mắt bạn có thể dùng hạt nhãn hoặc hạt na, không quên thắt một chiếc nơ xinh lên phần cổ.
5.2. Cắt tỉa tạo hình con chuột từ hoa quả
Để tạo hình chú chuột bằng quả bưởi không có gì quá khó khăn. Nó không chỉ mang yếu tố thẩm mỹ còn giúp tăng thêm phần ý nghĩa mâm ngũ quả trung thu hơn.
Bạn chỉ cần chuẩn bị 1 quả bưởi to sau đó vẽ hình chú chuột lên vỏ của quả bưởi. Tiếp đến, bạn dùng dao cắt tỉa theo hình đã vẽ trước đó. Nhớ chuẩn bị thêm 3 hạt nhãn để trang trí phần mắt và mũi và 6 cái tăm để làm bộ râu của chú chuột.
5.3. Cắt tỉa hình con ếch bằng su su
Phần miệng ếch sẽ được cắt tỉa từ phần đầu của quả su su. Đặt một miếng cà rốt thái mỏng vào phần đầu của su su để tạo hình lưỡi ếch. Tiếp đến dùng 2 hạt nhãn để gắn lên để tạo thành mắt.
Tìm hiểu thêm: Hướng bàn làm việc tuổi Quý Dậu giúp chiêu tài hút lộc, quý nhân phù trợ
6. Sai lầm cần tránh khi bày mâm ngũ quả trung thu
-
Trưng bày trái cây khi còn ướt: Trái cây sau khi rửa xong vẫn còn ướt, nhiều người do quên hoặc vội vàng mà sơ ý trưng lên. Việc làm tưởng chừng đơn giản này lại có thể khiến cho đĩa đựng trái cây bị đọng nước, phần tiếp xúc giữa vỏ và đĩa sẽ làm cho trái cây dễ bị úng, mốc, hỏng.
-
Chọn những loại trái cây có gai hoặc có mùi hắc: Những loại trái cây được lựa chọn trang trí mâm ngũ quả phải thể hiện được ý nghĩa mâm ngũ quả trung thu. 5 loại trái cây đó cần tượng trưng cho Phúc – Lộc – Thọ – Khang – Ninh và đương nhiên không phải quả nào cũng sẽ phù hợp để đặt lên. Khi chọn trái cây cần tránh các loại quả có gai nhọn như chôm chôm, sầu riêng, mít. Đặc biệt, không chọn các loại quả có mùi hắc, vị cay, đắng như sầu riêng, ớt cay.
-
Chọn mua trái cây chín: Khi chọn mua trái cây để trang trí mâm ngũ quả trung thu bạn nên chọn những trái còn sống hoặc vừa chín tới. Tránh mua trái cây quá chín vì nó sẽ mau bị hỏng.
7. Tổng hợp hình ảnh mâm ngũ quả trung thu
Cùng tham khảo một vài ý tưởng độc đáo trong cách bày mâm ngũ quả Trung thu đẹp dưới đây:
>>>>>Xem thêm: Hướng đặt bàn thờ tuổi Kỷ Mùi: Chọn hướng này chắc chắn sẽ sớm phát tài, phát lộc
Xem thêm:
Ý nghĩa mâm cỗ trung thu: Chuẩn bị mâm cổ chỉn chu để cầu bình an, may mắn
Tết Trung Thu Ngày rằm tháng 8: Con Giáp nào đắc lộc vào ngày này?
Nắm được ý nghĩa mâm ngũ quả trung thu, cách lựa chọn trái cây và cách bài trí sao cho đẹp mắt sẽ giúp bạn tự tin hơn để có thể tự mình chuẩn bị một mâm ngũ quả dâng lên tổ tiên. Chúc bạn có ngày Tết trung thu vui vẻ, ấm áp bên gia đình.