Khám phá ý nghĩa của Tết Đoan Ngọ – Kiêng làm điều này để được bình an

Khám phá ý nghĩa của Tết Đoan Ngọ – Kiêng làm điều này để được bình an
Rate this post

Ý nghĩa của Tết Đoan Ngọ là gì? Tết Đoan Ngọ diễn ra vào ngày mùng 5 tháng 5 âm lịch hàng năm ở một số nước Đông Á. Ở nước ta, ngày này còn được gọi là “Tết diệt sâu bọ”, mọi người bày mâm cúng với mong muốn giải trừ sâu bọ, bảo vệ mùa màng.

Bạn đang đọc: Khám phá ý nghĩa của Tết Đoan Ngọ – Kiêng làm điều này để được bình an

1. Ý nghĩa của Tết Đoan Ngọ ở Việt Nam

Ý nghĩa của tết Đoan Ngọ là gì? Đoan Ngọ là thời điểm bắt đầu giữa trưa, thời gian từ 11 giờ đến 13 giờ. Đây là lúc dương khí đang thịnh. Ở nước ta, Tết Đoan Ngọ thường được mọi người gọi là “Tết diệt sâu bọ”. Hiểu đơn giản, ý nghĩa của Tết Đoan Ngọ chính là ngày phát động diệt sâu bọ gây hại cây trồng.

Theo truyền thuyết, sau khi thu hoạch nông dân đang ăn mừng trúng mùa nhưng năm đó sâu bọ lại kéo đến ăn mất thực phẩm đã thu. Mọi người đang không biết cách nào giải nạn thì bỗng có một ông lão tự xưng là Đôi Truân, ông chỉ dân chúng lập đàn cúng trước nhà. Mọi người nghe theo thì một lúc sau sâu bọ tự chết hết.

Ông còn nói thêm: Hàng năm chỉ cần đúng ngày này làm theo những gì ông dặn thì sẽ trị được chúng. Và từ đó, vào ngày 5/5 âm lịch hàng năm mọi người đều lập bàn cúng để giải trừ nạn sâu bọ. Dân chúng đặt cho ngày này là “Tết diệt sâu bọ”, thường cúng vào giờ Ngọ nên cũng có người gọi là “Tết Đoan Ngọ”.

Bên cạnh đó thì ý nghĩa của Tết Đoan Ngọ còn là dịp giải trừ bệnh tật, ký sinh trong người. Người xưa có quan niệm vào ngày 5/5 các loại ký sinh gây hại thường ngoi lên. Và lúc này con người ăn những thức ăn có vị chua, vị chát để diệt trừ chúng.

Khám phá ý nghĩa của Tết Đoan Ngọ – Kiêng làm điều này để được bình an

Ý nghĩa của Tết Đoan Ngọ ở Việt Nam là ngày lễ diệt sâu bọ phá hoại mùa màng, giải trừ bệnh tật

2. Làm gì vào Tết Đoan Ngọ để cầu bình an?

Để cầu mong gia đạo bình an, mọi việc hanh thông thì vào Tết Đoan Ngọ mọi người thường có tục lệ làm một số việc sau để tích phúc đức, trữ tài lộc:

  • Treo xương rồng ở cửa: Xương rồng theo quan niệm ông cha ta là một loại cây có công dụng trừ tà. Tết Đoan Ngọ nếu bạn treo cây xương rồng trước cửa nhà thì sẽ có nhiều phúc khí.

  • Quét dọn nhà cửa sạch sẽ: Nhà cửa lúc nào cũng cần sạch sẽ nhưng vào ngày mùng 5/5 thì việc làm này còn mang ý nghĩa đánh tan vận xui.

  • Tắm gội bằng thảo mộc: Sử dụng các nguyên liệu tự nhiên như lá bưởi, lá mùi già, tía tô, sả, chanh,… để tắm gội nhằm loại bỏ tà khí, phòng bệnh lúc giao mùa.

  • Diệt sâu bọ bằng thức ăn: Theo ý nghĩa của Tết Đoan Ngọ thì mọi người thường ăn cơm rượu, bánh tro, hoa quả vào sáng sớm ngày 5/5 để “diệt sâu bọ” trong người.

  • Phóng sinh: Việc phóng sinh vô cùng ý nghĩa, giúp bản thân tích đức và là lời cầu chúc mọi sự bình an, gia đình khỏe mạnh.

Khám phá ý nghĩa của Tết Đoan Ngọ – Kiêng làm điều này để được bình an

Bày mâm cúng Tết Đoan Ngọ để rước điều may mắn, loại bỏ vận xui

Xem thêm: Ngày 5/5 Là Ngày Gì? Các Hoạt Động Cần Có Cho Ngày Này Là Gì?

3. Cách bày mâm cúng Tết Đoan Ngọ

Ý nghĩa của Tết Đoan Ngọ là để ngăn chặn sâu bọ phá hại mùa màng nên việc bày mâm cúng vô cùng quan trọng. Trong mâm cúng tổ tiên, ông bà bắt buộc phải có những thứ sau: Giấy tiền vàng mã, cơm rượu, hoa quả theo mùa (thường là vải, mận), bánh tro, xôi chè, hoa tươi, nhang đèn.

Ngoài những vật phẩm chung như trên thì ở mỗi vùng miền cũng có mâm cúng khác nhau:

  • Miền Bắc: Mâm cúng Tết Đoan Ngọ luôn có dưa hấu đỏ, rượu nếp và bánh tro. Ngoài ra nhiều gia đình thường sử dụng hoa sen và hoa cau để mâm lễ thêm phần thơm thảo, ý nghĩa.

  • Bắc Trung Bộ: Mọi người thường cúng thêm chè kê và thịt vịt.

  • Nam Trung Bộ: Mâm cúng buộc phải có xôi chè, trái cây nếu nhà có trồng thì cho trẻ con tự hái ăn để mang lại may mắn.

  • Miền Nam: Mâm cúng gồm chè trôi nước, bánh ú tro, xôi gấc.

Tìm hiểu thêm: Bát Trạch là gì? Bật mí bí quyết xây nhà theo phong thủy cực chuẩn

Khám phá ý nghĩa của Tết Đoan Ngọ – Kiêng làm điều này để được bình an
Mâm cúng Tết Đoan Ngọ thường có cơm rượu, xôi, bánh tro

Xem thêm: Tết Đoan Ngọ Ăn Gì? Hé Lộ Những Món Ăn Giúp Bài Trừ Xui Xẻo, Bệnh Tật

4. Những điều phải kiêng trong Tết Đoan Ngọ để tránh điều xui

Ngoài những việc nên làm thì Tết Đoan Ngọ cũng có một số kiêng kị nhất định để tránh khỏi vận xui:

  • Không soi gương vào nửa đêm: Dân gian có quan niệm sau 12h khuya ngày mùng 5/5 là lúc âm khí hoạt động mạnh mẽ nên tuyệt đối tránh soi gương, chụp ảnh. Điều này có thể gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, thu hút âm khí.

  • Tránh đến những nơi âm u: Ông bà thường dặn mọi người không nên dừng chân ở những nơi âm u như nghĩa trang, nhà tang lễ,… vào Tết Đoan Ngọ để tránh gặp điều không may mắn.

  • Tránh làm mất tiền, rơi tiền: Nếu mất tiền ngày này cũng như bạn tự đánh rơi tài lộc khiến vận may bị đi xuống.

  • Kỵ để dép lộn xộn: Giày dép trong Hán tự đồng âm với từ “tà” vì vậy nếu để lộn xộn có thể chiêu dụ tà khí.

Khám phá ý nghĩa của Tết Đoan Ngọ – Kiêng làm điều này để được bình an

>>>>>Xem thêm: Chuyện thú vị về các dân tộc ít người nhất Việt Nam

Tết Đoan Ngọ kiêng kỵ soi gương vào nửa đêm, không đến những nơi âm u

Như vậy, Tết Đoan Ngọ là ngày Tết giữa năm được tổ chức vào ngày mùng 5 tháng 5 âm lịch. Ý nghĩa của Tết Đoan Ngọ vừa là ngày tưởng nhớ tổ tiên, cầu mong mùa màng không bị sâu bọ phá hoại, vừa là ngày cầu sức khỏe, tài lộc. Đây là một truyền thống từ lâu đời ở nước ta, trở thành dịp sum họp gia đình sau nửa năm làm việc, đi xa.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *