Đồ cúng thôi nôi bé gái là những vật phẩm không thể thiếu trong ngày đầy năm. Bạn có thể dễ dàng tìm mua và chuẩn bị những lễ vật này để lễ cúng diễn ra suôn sẻ, thuận lợi. Với mâm cúng chỉn chu, đủ đầy, cha mẹ có thể thay bé tạ ơn ông bà tổ tiên, bà mụ, các vị thần linh đã che chở và bảo vệ con.
Bạn đang đọc: Đồ cúng thôi nôi bé gái – 3 mâm cúng cho bé nhận lộc trời ban, sống đời sung túc
Contents
- 1 1. Ý nghĩa mâm cúng thôi nôi cho bé gái
- 2 2. Đồ cúng thôi nôi bé gái gồm những gì?
- 3 3. Cách bày mâm cúng thôi nôi cho bé gái
- 4 4. Văn khấn cúng thôi nôi cho bé gái
- 5 5. Cách cúng thôi nôi bé gái chuẩn xác
- 6 6. Các nghi thức cúng thôi nôi bé gái
- 7 7. Lưu ý khi cúng thôi nôi bé gái
- 8 8. Mâm cúng thôi nôi bé gái và bé trai khác nhau như thế nào?
1. Ý nghĩa mâm cúng thôi nôi cho bé gái
Trước khi xác định đồ cúng thôi nôi bé gái gồm những gì, chúng ta sẽ tìm hiểu về ý nghĩa của mâm cúng. Từ xưa đến nay, lễ cúng thôi nôi cho bé khi tròn một năm tuổi là nghi thức không thể thiếu.
Theo nghĩa đen, thôi nôi tức là bé không còn nằm nôi nữa và bắt đầu chuyển sang nằm giường. Về nghĩa bóng, khái niệm này được dùng để đánh dấu sự trưởng thành, phát triển của bé so với giai đoạn trước. Khi tròn một tuổi, bé bắt đầu lớn khôn, có những hành động mới lạ và nhận thức rõ ràng hơn mọi vật xung quanh.
Lễ cúng thôi nôi bé gái được thực hiện nhằm tạ ơn các vị thần linh, ông bà tổ tiên, bà mụ đỡ đầu đã che chở, bảo vệ cho mẹ và bé được sinh ra an toàn, khỏe mạnh. Vào ngày này, ai ai cũng gửi những lời chúc tốt đẹp, may mắn, tình yêu thương đến bé, đồng thời cầu mong bé có cuộc sống an nhiên, bình an và vui vẻ.
2. Đồ cúng thôi nôi bé gái gồm những gì?
Tuỳ vào quan niệm tín ngưỡng và điều kiện kinh tế gia đình, bạn có thể chuẩn bị mâm đồ cúng thôi nôi bé gái với những lễ vật khác nhau. Thông thường, mâm cúng thôi nôi cho bé gái thường có 3 loại, bao gồm mâm cúng 12 Bà Mụ và Đức Ông, mâm cúng Cửu Huyền Thất Tổ và mâm cúng Thần Tài – Thổ Địa – Ông Táo.
2.1. Mâm cúng 3 Đức Thầy và 12 Mụ Bà
Truyền thuyết kể lại rằng 12 Bà Mụ là những vị thần có vai trò tạo hình cơ thể cho trẻ khi có lệnh đầu thai. 3 Đức Thầy và 12 Bà Mụ thay phiên nhau lo việc thai sản cho mẹ, trong đó mỗi vị đảm nhận nhiệm vụ khác nhau.
Nhìn chung, đồ cúng thôi nôi bé gái trong mâm cúng 12 Bà Mụ và 3 Đức Thầy bao gồm:
-
1 con gà luộc
-
Bánh hỏi, heo quay
-
Bình hoa
-
Đĩa trái cây
-
Trầu cau têm cánh phượng
-
1 tô chè lớn, 12 chén chè xôi nước
-
1 đĩa xôi lớn, 12 đĩa xôi nhỏ
-
1 tô cháo lớn, 12 chén cháo
-
12 chén rượu trắng hoặc chung nước
-
12 cây hương
-
1 đôi đũa hoa
-
Bộ tiền vàng
-
Đũa, chén, muỗng
2.2. Mâm cúng Cửu Huyền Thất Tổ
Mâm cúng Cửu Huyền Thất Tổ có ý nghĩa đem đến sự bình an, hạnh phúc cho bé gái. Theo tập tục xưa, số mâm cúng thôi nôi bé gái tương ứng với số bàn thờ trong nhà. Tùy vào văn hoá của từng vùng miền, mâm cúng Cửu Huyền Thất Tổ sẽ có sự khác biệt. Các loại đồ cúng thôi nôi bé gái của mâm cúng này bao gồm:
-
12 chén chè
-
12 chén xôi
-
1 con gà hoặc con vịt luộc
-
3 chén cháo nhỏ
-
1 tô cháo lớn
2.3. Mâm cúng Thần Tài – Thổ Địa – Ông Táo
Khi cúng Thần Tài – Thổ Địa – Ông Táo trong ngày thôi nôi, bé gái sẽ được các vị thần bảo vệ, che chở khỏi những hiểm nguy đầu đời. Một số lễ vật thường có trong mâm cúng Thần Tài – Thổ Địa – Ông Táo bao gồm:
-
1 mâm ngũ quả
-
1 chén chè đậu xanh
-
1 đĩa xôi gấc hoặc xôi đậu xanh
-
1 bộ tam sên
-
3 ly nước
-
Hoa tươi
-
Hương
>>> Xem thêm: Đồ Cúng Thôi Nôi Bé Trai Cần Những Gì? Cách Cúng Thôi Nôi Chuẩn Dân Gian
3. Cách bày mâm cúng thôi nôi cho bé gái
Mâm cúng đầy năm bé gái được chia thành 2 mâm gồm 1 mâm lớn và 1 mâm bé. Trong đó, mâm lớn được đặt trên chiếc bàn lớn và thấp hơn so với mâm nhỏ dùng để cúng bà chúa Thai Sanh. Khi sắp xếp lễ vật cho mâm đồ cúng thôi nôi bé gái, bạn nên thực hiện theo nguyên tắc Đông Bình Tây Quả. Bên cạnh đó, cha mẹ cũng cần chú ý sắp xếp lễ vật đối xứng nhau để mâm lễ cân đối và đẹp mắt hơn.
Tìm hiểu thêm: Tuổi Trâu hợp màu gì? Vạn sự như ý, đổi vận tức thì nhờ 5 màu sắc này
4. Văn khấn cúng thôi nôi cho bé gái
Sau khi chuẩn bị tươm tất mâm đồ cúng thôi nôi bé gái, gia chủ bắt đầu đọc văn khấn. Bài văn khấn là cách chuyển lời tạ ơn, cầu mong những điều tốt đẹp tới các vị thần linh. Do đó, bạn cần chuẩn bị bài văn khấn chu đáo.
Tham khảo bài văn khấn cúng thôi nôi bé gái tại đây
5. Cách cúng thôi nôi bé gái chuẩn xác
Trong tín ngưỡng của người Việt, cúng bái là việc làm rất linh thiêng nên phải thực hiện cẩn thận, chu đáo. Ngoài chuẩn bị đầy đủ văn khấn, đồ cúng thôi nôi bé gái, cha mẹ cũng cần chú ý chọn ngày lành tháng tốt.
5.1. Cách tính ngày
Theo quan niệm của ông cha ta, con gái lùi 2, con trai lùi 1 ngày. Điều này có nghĩa như sau:
-
Đối với bé trai: Cúng thôi nôi nên lùi 1 ngày. Ví dụ, bé sinh ngày 12/5 thì cúng ngày 11/5
-
Đối với bé gái: Cúng thôi nôi nên lùi 2 ngày. Ví dụ, bé sinh ngày 12/5 thì cúng ngày 10/5
5.2. Cách chọn giờ
Hiện nay có nhiều quan điểm khác nhau về cách chọn giờ cúng thôi nôi cho bé gái. Một số phương pháp tính giờ phổ biến bao gồm:
Cúng trước 12h trưa
Thông thường, từ 9h – 12h là khoảng thời gian phù hợp để cúng thôi nôi cho bé gái. Sau khi kết thúc phần lễ, các thành viên trong gia đình có thể cùng nhau trò chuyện, ăn uống.
Chọn giờ theo tam hợp
Cách cúng thôi nôi theo giờ phải căn cứ vào ngày sinh của bé, chủ yếu dựa vào tam hợp, tứ hành xung và cung hoàng đạo.
-
Tam hợp: 12 con giáp được chia thành 4 nhóm, mỗi nhóm có 3 con giáp với nhiều nét tương đồng (Tý – Sửu – Dậu, Thân – Thìn – Tý, Hợi – Mùi – Mão, Dần – Tuất – Ngọ)
-
Tứ hành xung: 12 con giáp được chia thành 3 nhóm, mỗi nhóm có 4 con giáp xung khắc với nhau (Tý – Mão – Dậu – Ngọ, Dần – Tỵ – Hợi – Thân, Sửu – Mùi – Tuất – Thìn)
Cha mẹ nên tổ chức cúng thôi nôi cho bé gái vào các giờ tam hợp, tránh giờ tứ hành xung để con gặp nhiều may mắn, bình an và mạnh khoẻ.
Chọn giờ theo tuổi của bé gái
Phương pháp này chọn giờ lành cúng thôi nôi dựa vào tuổi của bé. Mỗi con giáp có khung giờ tốt xấu khác nhau. Giờ tốt cúng thôi nôi cho bé gái theo từng tuổi như sau:
Tuổi bé gái |
Giờ tốt cúng thôi nôi |
Tý |
Giờ Ngọ (từ 11:00 – 13:00) |
Sửu |
Giờ Tý (từ 23:00 – 01:00) |
Dần |
Giờ Sửu (từ 01:00 – 03:00) hoặc giờ Mùi (13:00 – 15:00) |
Mão |
Giờ Thìn (07:00 – 09:00) hoặc giờ Tuất (19:00 – 21:00) |
Thìn |
Giờ Hợi (từ 21:00 – 23:00) |
Tỵ |
Giờ Dậu (từ 17:00 – 19:00) |
Ngọ |
Giờ Thân (từ 15:00 – 17:00) |
Mùi |
Giờ Tý (từ 23:00 – 01:00 sáng) |
Thân |
Giờ Mão (từ 05:00 – 07:00) |
Dậu |
Giờ Dần (từ 03:00 – 05:00) |
Tuất |
Giờ Hợi (21:00 – 23:00) |
Hợi |
Giờ Tỵ (09:00 – 11:00) |
5.3. Quy trình cúng thôi nôi
Quá trình cúng thôi nôi bé gái cần thực hiện đúng trình tự để thể hiện lòng thành kính với các vị thần linh. Các bước cúng thôi nôi bé gái bao gồm:
-
Bước 1: Họp bàn chọn ngày, giờ cúng
-
Bước 2: Chuẩn bị đầy đủ đồ cúng thôi nôi bé gái
-
Bước 3: Chọn hướng đặt bàn cúng
-
Bước 4: Đốt nhang khấn cúng
-
Bước 5: Đọc văn khấn cầu mong những điều tốt đẹp đến với bé
>>> Xem thêm: Sự Khác Biệt Trong Lễ Cúng Đầy Tháng Cho Bé Gái Miền Bắc So Với Các Miền Khác?
6. Các nghi thức cúng thôi nôi bé gái
Lễ cúng đầy năm cho bé gái có nhiều nghi thức khác nhau, bao gồm: khấn thôi nôi, cho bé lựa chọn đồ vật đoán tương lai và tặng quà cho bé. Cụ thể như sau:
6.1. Nghi thức khấn thôi nôi
Như đã đề cập, trước khi khấn, cha mẹ cần chuẩn bị đầy đủ đồ cúng thôi nôi cho bé gái. Khi đến giờ lành, chủ lễ đọc văn khấn tạ ơn các vị thần linh đã che chở, bảo vệ bé. Kế tiếp, người đại diện thắp 3 cây hương, khấn ông bà tổ tiên, 12 Bà Mụ, 3 Đức Thầy và các vị thần linh.
Sau khi khấn xong, chủ lễ cầm tay bé gái vái lạy 3 vái, đợi 3 tuần hương rồi tạ lễ. Tiếp theo, gia đình mang quần áo giấy, vàng mã đi hoá. Trong quá trình hoá vàng, bạn nhớ vẩy rượu. Đồ chơi sẽ giữ lại cho bé chơi và lấy may mắn.
6.2. Nghi thức bốc đồ vật đoán tương lai
Nhiều người cho rằng bé bắt được đồ vật nào thì sau này sẽ làm công việc liên quan đến đồ vật đó. Cha mẹ hãy chuẩn bị một số đồ vật đặc trưng cho từng ngành nghề, sắp xếp ngẫu nhiên cho bé lựa chọn. Nhìn chung, đây chỉ là nghi thức dân gian, chưa có kiểm chứng về độ chính xác. Vì vậy, cha mẹ chỉ nên tham khảo, không ép buộc bé làm những ngành nghề mà bé có không đam mê.
Tuỳ vào điều kiện, thời gian chuẩn bị, cha mẹ có thể chọn một số đồ vật cơ bản như:
-
Tủ thuốc
-
Micro
-
Tờ tiền
-
Máy ảnh
-
Bút
-
Sách vở
-
Chuột máy tính
-
Máy tính bỏ túi
-
Đồ chơi làm bếp
-
Bảng vẽ, bút vẽ
-
Lược, gương trang điểm
>>>>>Xem thêm: 2/10 là ngày gì? Muốn vạn sự hanh thông, tuyệt đối không bỏ qua các giờ sau
6.3. Nghi thức tặng quà cho bé
Ngoài những lời chúc tốt đẹp, người thân trong gia đình thường gửi tặng bé gái các món quà ý nghĩa với mục đích cầu mong sự may mắn, bình an. Một số quà tặng phù hợp cho ngày thôi nôi bé gái bao gồm:
-
Trang sức bằng bạc như vòng cổ, lắc tay, lắc chân…
-
Gấu bông
-
Quần áo
-
Xe tập đi
-
Bút màu
-
Giày dép
-
Sữa, bỉm, tã…
7. Lưu ý khi cúng thôi nôi bé gái
Trong văn hoá tâm linh của người Việt, cúng đầy năm cho bé gái thể hiện niềm tin, sự hy vọng của bố mẹ về tương lai của bé, đồng thời cầu mong những điều tốt đẹp sẽ đến với con. Khi chuẩn bị đồ cúng thôi nôi cho bé gái và thực hiện khấn vái, bạn cần lưu ý một số vấn đề sau:
-
Chọn những loại hoa nhẹ nhàng như đồng tiền, cát tường…
-
Sắp xếp lễ vật trên mâm cúng gọn gàng, cân đối
-
Chú ý đến hương vị, màu sắc và kết cấu món ăn vì các bé ăn rất ít đồ ăn
-
Chuẩn bị nhiều đồ chơi và đặt ở không gian rộng rãi, sạch sẽ cho các bé đến tham dự tiệc thôi nôi cùng chơi
8. Mâm cúng thôi nôi bé gái và bé trai khác nhau như thế nào?
Nhìn chung, mâm đồ cúng thôi nôi bé gái và bé trai không có nhiều điểm khác biệt. Tuy nhiên, ý nghĩa xôi chè có trên mâm cúng lại mang ý nghĩa khác nhau. Cụ thể, mâm cúng cho bé gái dùng chè trôi nước, tượng trưng cho ý nghĩa mong cầu mọi thứ đều êm đềm, bình yên và suôn sẻ. Trong khi đó, mâm cúng cho bé trai dùng chè đậu trắng, thể hiện sự thành đạt về học tập, sự nghiệp.
Có thể thấy, đồ cúng thôi nôi bé gái khá dễ tìm và chế biến. Do đó, cha mẹ có thể tự lên kế hoạch, chuẩn bị và mua sắm trước ngày đầy năm để lễ cúng diễn ra suôn sẻ, thuận lợi. Từ đó, bé yêu sẽ có ngày thôi nôi trọn vẹn, những khoảnh khắc khó quên bên gia đình, họ hàng và những người thân yêu.