Chuyện thú vị về các dân tộc ít người nhất Việt Nam

Chuyện thú vị về các dân tộc ít người nhất Việt Nam
Rate this post

Bạn biết gì về các dân tộc ít người nhất Việt Nam? Đó là những dân tộc nào, họ có truyền thống, bản sắc độc đáo như thế nào? Những câu chuyện thú vị của họ có thể sẽ khiến bạn tò mò và mong muốn được khám phá ngay lập tức. Cùng job3s tìm hiểu chi tiết trong bài viết sau đây.

Bạn đang đọc: Chuyện thú vị về các dân tộc ít người nhất Việt Nam

  1. 2.1.1. Xã hội

1. Các dân tộc ít người tại Việt Nam

Việt Nam có 54 dân tộc anh em khác nhau cùng sống trên cùng một phạm vi lãnh thổ. Trong đó, nhà nước chia thành dân tộc thiểu số (ít người) và dân tộc đa số (chiếm trên 50% tổng số dân cả nước).

Chuyện thú vị về các dân tộc ít người nhất Việt Nam

Các dân tộc ít người nhất Việt Nam là những dân tộc nào?​

Ở Việt Nam, những dân tộc được gọi là thiểu số, ít người đa phần sẽ sở hữu những đặc điểm như sau:

  • Dân cư chiếm số lượng nhỏ trên tổng dân số cả nước, thường chỉ chiếm khoảng vài phần trăm.

  • Địa bàn sinh sống, phát triển phần lớn chỉ ở khu vực nông thôn, vị trí địa lý nhiều khó khăn, ngăn cách.

  • Khả năng tiếp xúc với cơ sở hạ tầng, pháp luật và đời sống bên ngoài vô cùng thấp.

  • Các dân tộc ít người nhất Việt Nam có nền văn hóa đậm đà bản sắc, mang nhiều nét đẹp đặc trưng. Họ góp phần làm cho nền văn hóa Việt thêm đa dạng, phong phú cần được bảo tồn. Thế nhưng cũng có không ít phong tục truyền thống cổ hủ, lạc hậu cần được thay đổi và tăng cường nhận thức sai trái.

  • Dân tộc thiểu số thường sử dụng những ngôn ngữ, ký hiệu riêng, nhận thức và tiếp cận nền văn minh bị hạn chế. Do vậy, họ rất khó để hòa nhập được với cộng đồng, thế giới bên ngoài.

Chuyện thú vị về các dân tộc ít người nhất Việt Nam

Các dân tộc ít người nhất Việt Nam chỉ chiếm khoảng 15% trên tổng số dân cả nước

2. Các dân tộc ít người nhất Việt Nam

Hiện nay, Việt Nam có tổng cộng khoảng 15% dân số dân tộc thiểu số cùng chung sống trên một phạm vi lãnh thổ. Việc tìm hiểu về các dân tộc ít người nhất Việt Nam sẽ giúp bạn hiểu hơn về văn hoá của từng cộng đồng nói riêng và nét đẹp văn hoá Việt nói chung.

Ngay sau đây, job3s xin chia sẻ với bạn một số thông tin giới thiệu về những dân tộc ít người nhất Việt Nam:

2.1. Ơ Đu – Dân tộc ít người nhất Việt Nam

Người Ơ Đu hay còn có tên gọi khác là Tày Hạt, dân số chỉ 376 người (thống kê năm 2009). Dân tộc này tập trung sinh sống chủ yếu ở các vùng núi thuộc huyện Tương Dương, tỉnh Nghệ An, khu vực thượng lưu sông Cả.

  • Giao tiếp

Người Ơ Đu dùng nhóm ngôn ngữ Môn – Khơ Me (hệ Nam Á), cụ thể Khơ Mú – Thái làm công cụ giao tiếp hàng ngày. Hiện, họ vẫn chưa có hệ thống chữ viết riêng trong tổ chức cộng đồng của mình.

  • Xã hội

Trong tộc người Ơ Đu, già làng là người đứng đầu đóng vai trò quan trọng trong mọi quyết định của bản làng. Già làng là người mà cả bản làng vô cùng tin tưởng, tín nhiệm và tôn trọng. Trong bản làng lại có nhiều dòng họ khác nhau và người có quyền chủ yếu chính là trưởng họ.

Xã hội Ơ Đu thuộc kiểu xã hội phụ quyền, sinh sống chủ yếu bằng nương rẫy và một phần ruộng nước. Họ cũng chăn nuôi gia súc, gia cầm, dùng trâu bò làm sức kéo, lợn gà cho những dịp lễ cưới, tín ngưỡng, ma chay,…

Người Ơ Đu trước đây ăn xôi đồ là chính nhưng nay đã có thêm cơm gạo tẻ, củ nâu, củ mài, sắn, ngô,… Họ thích uống rượu và hút thuốc lào, nhà truyền thống được cất kiểu nhà sàn cao ráo, dựng quay đầu vào núi.

  • Phong tục tập quán, văn hóa

Về tín ngưỡng, người Ơ Đu thờ tổ tiên, cúng bản và cúng mường. Đặc biệt họ còn tin vào hồn ma, tâm linh. Dân tộc Ơ Đu luôn thờ ma trong một góc nhà của mình (góc hồi gian thứ hai) – Một tục lệ nổi tiếng có từ lâu đời cho đến nay.

Trong hôn nhân, người Ơ Đu có tục ở rể, lễ cưới phải có thịt chuột sấy khô, cá ướp muối. Sau đó một thời gian, chàng rể mới đưa vợ, con về nhà mình. Đối với tục tang ma, người Ơ Đu chỉ bó chiếu người chết rồi đem chôn là xong.

Phụ nữ Ơ Đu có tục đẻ ngồi, khi chuyển dạ sinh con sẽ đến phía gian nhà dành cho mình và ngồi đẻ. Nhau thai sau sinh sẽ được cho vào ống tre và đem chôn dưới gầm sàn nhà. Tiếng sấm đóng vai trò quan trọng trong cuộc sống hàng ngày của người Ơ Đu. Do đó, họ có phong tục cúng tiếng sấm vô cùng đặc biệt.

Chuyện thú vị về các dân tộc ít người nhất Việt Nam

Dân tộc Ơ Đu có phong tục cúng tiếng sấm vô cùng nổi tiếng

2.2. Dân tộc người Brâu

Brâu còn được gọi là dân tộc Brao, dân số chiếm 397 người theo tổng cục thống kê năm 2009. Họ xuất hiện ở Việt Nam cách đây 100 năm, địa điểm cư trú chủ yếu là Đăk Mế, Bờ Y, Ngọc Hồi, Kon Tum.

  • Giao tiếp

Cũng như người Ơ Đu, dân tộc Brao sử dụng nhóm hệ ngữ Nam Á (Môn – Khơ Me) để giao tiếp với nhau. Họ cũng hoàn toàn không có chữ viết, họ chỉ có hệ thống ký hiệu của riêng mình.

  • Xã hội

Người Brao làm nông là chính, trồng lúa, ngô, sắn trên rẫy để làm lương thực cũng như kế sinh nhai. Ngoài ra, việc săn bắn, hái lượm cũng đóng vai trò vô cùng quan trọng trong đời sống xã hội của họ.

Trong làng của người Brao luôn có sẵn những lò rèn, người ta dùng chúng cho việc tu sửa nông cụ.

  • Phong tục tập quán, văn hóa

Dân tộc Brao ăn cơm tẻ, cơm lam, chuộng uống rượu cần, hút thuốc lá sợi bằng đầu tẩu. Nhà của họ là những nhà sàn nhỏ, cao, xếp theo dáng hình tròn và tất cả sẽ hướng vào một nhà chung ở giữa. Nhà giữa chính là nơi sinh hoạt chung của bản làng, nơi đưa ra nhiều quyết định quan trọng của cả làng.

Trong hôn nhân, người Brao thường tổ chức lễ cưới ở nhà gái nhưng chi phí lại do nhà trai chi trả. Sau hôn nhân, người chồng sẽ ở rể khoảng 4 – 5 năm rồi mới về nhà mình để vợ làm dâu.

Về tang ma, Brao theo tập quán thổ táng, quan tài chôn nửa nổi nửa chìm rồi dựng nhà mồ tùy táng. Xung quanh nhà mồ bạn sẽ dễ dàng bắt gặp những mặt nạ gỗ được trang trí độc đáo, đầy bí ẩn.

Dân tộc Brao có lễ hội ăn mừng cơm mới rất lớn, bên cạnh đó còn có lễ hội mừng nhà Rông mới. Brao thường thờ đa thần, những thần linh luôn gắn liền với hoạt động sản xuất nông nghiệp.

Tìm hiểu thêm: Luận giải ý nghĩa nốt ruồi ở hông: Phú quý đến mấy cũng đừng phạm phải điều này

Chuyện thú vị về các dân tộc ít người nhất Việt Nam
Trang phục truyền thống của dân tộc ít người nhất Việt Nam – Brâu (hay Brao)

2.3. Dân tộc Rơ Măm

Dân tộc Rơ Măm hay còn được gọi là Rơ Măm Ale, tổng dân số 436 người (theo tổng cục thống kê năm 2009). Họ hiện đang cư trú chủ yếu tại huyện Sa Thày, tỉnh Kon Tum và sống rất lâu đời ở nơi này.

  • Giao tiếp – Xã hội

Tộc Rơ Măm nói tiếng Môn – Khơ Me, ngữ hệ Nam Á là chủ yếu. Tổ chức cộng đồng là đê (làng), đứng đầu có trưởng làng (người được dân tín nhiệm đề cử).

Mỗi ngôi làng chỉ có khoảng 10 ngôi nhà, trong đó có 1 nhà Rông. Mỗi nhà có từ 10 – 20 người bao gồm nhiều thế hệ có quan hệ thân thuộc với nhau sinh sống. Song, hầu như mọi cặp vợ chồng đều độc lập với nhau về kinh tế.

Người Rơ Măm sống dựa vào làm rẫy, trồng lúa nếp, phát rừng, đốt rừng, chọc lỗ, tỉa hạt. Ngoài ra, họ cũng săn bắn, hái lượm, chăn nuôi gia súc, đan lát và dệt vải như nhiều dân tộc khác.

  • Phong tục tập quán, văn hóa

Đồng bào Rơ Măm có thói quen ăn bốc, thích ăn cơm lam với canh rau và muối ớt. Trong các lễ hội tín ngưỡng, họ sẽ uống rượu cần với nhau để bày tỏ niềm vui.

Tộc Rơ Măm ở nhà sàn dài, các ngôi nhà xếp quanh một ngôi nhà chung (khu vực họp hội, bàn bạc việc làng). Hôn nhân thường diễn ra khá đơn giản, chỉ cần có bữa cơm chung giữa 2 gia đình là hoàn tất.

Tục tang ma của người Rơ Măm thường dùng trống để báo tin, việc chôn cất diễn ra nhanh chóng sau vài ngày. Người chết thường được làm mộ để mặt không nhìn vào làng, trong lễ bỏ mả có 2 người (nam – nữ) đánh chiêng, đeo mặt nạ nhảy múa.

Chuyện thú vị về các dân tộc ít người nhất Việt Nam

Một trong những dân tộc ít người nhất Việt Nam – Người Rơ Măm

2.4. Dân tộc Pu Péo

Người Pu Péo còn có tên khác là Ka Beo, La Quả, Pen ti Lô Lô, dân số khoảng 687 người (thống kê năm 2009). Địa bàn sinh sống rải rác ở các huyện Đồng Văn, Yên Minh, Mèo Vạc thuộc tỉnh Hà Giang.

  • Giao tiếp – Xã hội

Tộc Pu Péo nói giỏi tiếng Hmong, thuộc nhóm ngôn ngữ Ka Đai. Tổ chức cộng đồng người Pu Péo tồn tại 2 dòng họ song song. Đó là những cặp hộ có mối quan hệ máu mủ giữa các thành viên trong dòng họ với nhau.

Người Pu Péo canh tác nương rẫy, trồng ngô là chính, một số nơi còn làm ruộng bậc thang. Ngoài ra, họ cũng chăn thả thêm bò, dê, lợn, gà, làm thủ công nghề ngói máng, nghề mộc để sinh sống.

  • Phong tục tập quán, văn hóa

Dân tộc Pu Péo ăn bột ngô cùng với canh như 2 món chính trong bữa cơm. Trước đây, họ ở nhà sàn nhưng hiện tại chủ yếu ở nhà đất trình tường, lớp ngói máng hay lớp cỏ gianh.

Hôn nhân cưới xin phải trải qua nhiều bước, chẳng hạn như: Phù dâu phải cõng cô dâu ra khỏi cổng nhà để nhà trai rước dâu. Trong bữa cơm cúng tổ tiên, thức ăn để trên nong, dâu rể phải ăn bốc,…

Người Pu Péo lập bàn thờ ở trong nhà, cúng tổ tiên 3 đời trong những chiếc hũ sành nhỏ. Mỗi hũ tượng trưng cho một thế hệ, một đời người trong dòng họ, tổ tiên. Người Pu Péo có truyền thống sinh hoạt văn nghệ vô cùng độc đáo.

Chuyện thú vị về các dân tộc ít người nhất Việt Nam

>>>>>Xem thêm: Phát tài phát lộc khi đầu năm mua muối, cuối năm mua vàng

Pu Péo thuộc một trong những dân tộc ít người nhất Việt Nam

Chính những cách trở về địa lý, ngôn ngữ đã khiến cho các dân tộc ít người nhất Việt Nam có bản sắc riêng biệt. Từ đó khiến cho nền văn hóa của nước ta cũng đa dạng, độc đáo hơn rất nhiều. Hy vọng những chia sẻ trên đã giúp bạn có thêm nhiều kiến thức thú vị về những dân tộc ít người nhất Việt Nam.

Xem thêm:

  • Lễ Giỗ Tổ Hùng Vương Ngày Mấy? Biết Ngày Này Để Không Bỏ Lỡ Hoạt Động Ấn Tượng
  • Ý Nghĩa Của Ngày Rằm Tháng Giêng Trong Văn Hóa Và Tâm Thức Của Người Việt Nam

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *