Cây hồng môn hợp với tuổi nào? 10+ tuổi sau trồng cây này cho công việc đại phát

Cây hồng môn hợp với tuổi nào? 10+ tuổi sau trồng cây này cho công việc đại phát
Rate this post

Trong phong thủy, mỗi loại cây lại hợp với từng bản mệnh khác nhau. Vậy, cây hồng môn hợp với tuổi nào? Phong thủy chỉ ra rằng, cây hồng môn phù hợp với hầu hết các tuổi. Tuy nhiên, mỗi tuổi lại có một ý nghĩa nhất định gắn với loại cây này. Đặc biệt, những tuổi sau sớm đạt công thành danh toại.

Bạn đang đọc: Cây hồng môn hợp với tuổi nào? 10+ tuổi sau trồng cây này cho công việc đại phát

1. Giới thiệu về cây hồng môn

Tìm hiểu về cây hồng môn sẽ giúp bạn có cái nhìn và đưa ra nhận định chính xác để giải đáp cây hồng môn hợp với tuổi nào.

Cây hồng môn là loại cây cảnh để trong nhà được rất nhiều người ưa chuộng. Vì thuộc họ nhà ráy nên hầu hết các bộ phận trên thân cây thường có độc. Tuy nhiên, bạn không nên quá lo lắng bởi lượng độc trên cây rất ít. Nếu các chất này thâm nhập vào cơ thể sẽ gây ra cảm giác đau rát, phồng rộp, hoặc kích ứng.

1.1. Cây hồng môn là cây gì?

Cây hồng môn (Flamingo flower) có tên khoa học là Anthurium Andraeanum. Loài cây này còn được biết đến với một số tên gọi khác như: cây vĩ hoa tròn, cây buồm đỏ, cây hồng môn đỏ. Cây có nguồn gốc từ Ecuador Colombia, sau đó được nhân giống tại nhiều quốc gia trên thế giới trong đó có Việt Nam.

So với các loại cây cảnh khác, hồng môn có tuổi thọ sức bền cao hơn. Lá cây có màu xanh nhạt khi còn non và màu xanh đậm khi trưởng thành, dài từ 18cm – 30cm, rộng từ 9cm – 15cm và có hình trái tim. Cuống lá có chiều dài từ 30cm – 60cm hình ống trụ.

Khác với các loại cây cảnh khác, hồng môn ra hoa quanh năm. Hoa hồng môn có màu đỏ bóng loáng, đường gân nổi rõ trên mặt. Đính trên mo hoa là hoa tự có màu vàng giống như chiếc mỏ của con chim hồng hạc.

Theo nghiên cứu của NASA, hồng môn nằm trong danh sách các loài thực vật có công dụng lọc các loại khí độc như: toluene, formaldehyde, amoniac và xylene ra khỏi không khí.

1.2. Những loại cây hồng môn phổ biến

Hiện nay có 3 loại cây hồng môn chính đó là: đại hồng môn, trung hồng môn và tiểu hồng môn. Không chỉ vậy, hồng môn còn được phân theo các màu sắc khác nhau như: hồng môn trắng, hồng môn đỏ, hồng môn tím,…

1.3. Ý nghĩa của cây hồng môn

Từng loài cây sẽ có những ý nghĩa nhất định. Nếu hoa hướng dương tượng trưng cho sự kiên cường, bền bỉ thì cây hồng môn tượng trưng cho lòng hiếu khách, tình yêu, sự may mắn tài lộc.

Đối với những cơ sở kinh doanh như khách sạn, spa,… cây hồng môn thường được trưng bày tại phòng khách và quầy lễ tân nhằm thu hút sự thịnh vượng. Loại cây này còn rất tốt cho đường công danh sự nghiệp. Chính vì vậy, nó hay được đặt tại các văn phòng hoặc bàn làm việc cá nhân.

Tuy nhiên, việc trồng loại cây này không nên tùy tiện. Bạn cần biết cây hồng môn hợp tuổi nào và mệnh gì để lựa chọn được loại hồng môn phù hợp nhất

2. Cây hồng môn hợp với tuổi nào và mệnh gì?

Dựa theo màu sắc của hoa, bạn có thể dự đoán được cây hồng môn hợp với tuổi nào và mệnh gì. Nếu cùng màu thì tương sinh mà trái màu thì tương khắc, cụ thể:

Với cây hồng môn có gam màu nóng như đỏ, vàng, cam sẽ tương hợp với những bạn mệnh Hỏa Thổ. Ngược lại, với gam màu lạnh như trắng hoặc tím sẽ phù hợp với các bạn mệnh Kim Thủy. Dưới đây là bảng tuổi tương hợp và ý nghĩa của cây hồng môn với từng tuổi.

Cây hồng môn hợp với tuổi nào? 10+ tuổi sau trồng cây này cho công việc đại phát

Bật mí cây hồng môn hợp với tuổi nào và mệnh gì

Bảng tham khảo cây hồng môn hợp với tuổi nào và mệnh gì

Mệnh

Màu sắc tương hợp

Tuổi

Ý nghĩa của hoa hồng môn với bản mệnh

Hỏa – Thổ

Đỏ, vàng, cam

  • Cây hồng môn hợp với tuổi nào nếu tuổi đó mệnh Hỏa: Bính Dần (1986 và 1926), Ất Hợi (1935 và 1995), Đinh Dậu (1957 và 2017), Mậu Tý (1948 và 2008), Giáp Tuất (1934 và 1994), Ất Tỵ (1965), Mậu Ngọ (1978), Đinh Mão (1987, 1927).

  • Cây hồng môn hợp với tuổi nào nếu tuổi đó mệnh Thổ: Tân Sửu (1961, 2021), Mậu Dần (1938, 1998), Canh Ngọ (1990), Mậu Thân (1968), Tân Mùi (1991), Kỷ Mão (1939, 1999), Bính Tuất (1946, 2006), Đinh Hợi (1947, 2007), Bính Thìn (1976).

Với những người thuộc hai cung mệnh này, họ thường ưa thích sự mạo hiểm, nhiệt tình nên rất phù hợp với các công việc kinh doanh. Tuy nhiên, họ lại khá nóng tính.

Chính vì vậy, việc sở hữu một chậu hoa hồng môn có màu sắc tương hợp sẽ làm dung hòa tính cách. Từ đó giúp họ phát triển trên con đường công danh sự nghiệp cũng như cuộc sống.

Kim – Thủy

Trắng, tím

  • Cây hồng môn hợp với tuổi nào nếu tuổi đó mệnh Kim: Ất Mùi (1955, 2015), Nhâm Thân (1932, 1992), Giáp Tý (1924, 1984), Ất Sửu (1985, 1925), Nhâm Dần (1962, 2022), Canh Thìn (1940, 2000), Quý Dậu (1933, 1993).

  • Cây hồng môn hợp với tuổi nào nếu tuổi đó mệnh Thủy: Quý Tỵ (1953, 2013), Quý Hợi (1983, 1923), Nhâm Tuất (1982, 1922), Đinh Sửu (1937, 1997), Bính Ngọ (1966), Giáp Thân (1944, 2004), Bính Tý (1996).

Với những người thuộc mệnh Kim và Thủy, họ là những người có tính cách khá hòa đồng, cởi mở, năng động nhưng lại hay lo lắng thái quá.

Chính vì vậy, việc sở hữu cây hồng môn có gam màu lạnh là một lựa chọn thích hợp nhất. Vì đây là những màu sắc tương sinh với bản mệnh của họ.

3. Cây hồng môn có kỵ tuổi nào không?

Ngoài việc quan tâm cây hồng môn hợp với tuổi nào, bạn cũng cần biết xem cây này có kỵ tuổi nào hay không để tránh xui xẻo không đáng có. Theo nghiên cứu của một số chuyên gia phong thủy, cây hồng môn không kỵ tuổi nào. Bởi cây hồng môn có đa dạng các màu sắc khác nhau như: đỏ, hồng, cam, trắng, tím,… và phù hợp với cả 5 mệnh.

Vì vậy, loại cây này phù hợp với tất cả các mệnh và các tuổi.

4. Lợi ích khi trồng cây hồng môn

Ngoài những ý nghĩa về mặt phong thủy thì cây hồng môn cũng có một số lợi ích nhất định:

  • Làm cảnh, trang trí: Màu sắc của cây hồng môn có sự kết hợp hài hòa giữa hai màu xanh và đỏ rất phù hợp để trưng bày trong không gian hiện đại. Cây không chỉ giúp loại bỏ những chất độc của môi trường xung quanh mà còn tốt cho phong thủy của gia chủ. Tuy nhiên, bạn cần hết sức cẩn thận vị trí đặt cây để tránh nhựa độc tiếp xúc vào da. Một lời khuyên nhỏ, bạn nên đặt cây ở phòng khách, chỗ làm việc để thu hút tài lộc.

  • Làm quà tặng cho người thân, bạn bè: Vào các dịp lễ tình nhân, hoa hồng môn thường được các cặp đôi tặng nhau thay cho lời hứa về một tình yêu son sắt, bền chặt. Ngoài ra, loài hoa này cũng được những người làm kinh doanh làm quà vào những ngày lễ Doanh nhân, …

  • Thanh lọc môi trường: Cây hồng môn nổi tiếng với tác dụng thanh lọc không khí cực kỳ tốt. Loại cây này không chỉ có tác dụng hấp thụ khí CO2 và cung cấp O2 mà nó còn hấp thụ được những loại khí độc ngoài môi trường như Amoniac, Xylen, Benzen, … Bên cạnh đó, đặt một chậu cây hồng môn trong phòng làm việc còn giúp bạn giảm căng thẳng, mệt mỏi.

5. Bật mí cách chăm sóc giúp cây hồng môn tươi tốt và chóng ra hoa

Biết được cây hồng môn hợp với tuổi nào, bạn cũng cần tìm hiểu về cách chăm sóc loại cây này để cây luôn xanh tốt, mang lại nhiều tài lộc.

Cây hồng môn là một loại cây khá dễ chăm sóc. Tuy nhiên, để cây tươi tốt và chóng ra hoa thì không phải ai cũng biết. Dưới đây là một số tips giúp cây hồng môn phát triển tốt.

  • Tưới nước: Với bất kỳ loại cây nào, đặc biệt là cây hồng môn thì việc tưới nước là rất quan trọng. Tuy nhiên không vì thế mà bạn tưới quá nhiều nước cho cây. Điều này là cực kỳ nguy hiểm vì sẽ khiến cây bị úng và chết. Độ ẩm đảm bảo nhất cho loại cây này vào khoảng 70 – 80%.

  • Nhiệt độ: Cây hồng môn thích hợp với nhiệt độ trong khoảng từ 15 – 30 độ C. Nếu nhiệt độ thấp hơn 15 độ C cây sẽ bị kém phát triển. Ngược lại, nếu nhiệt độ quá cao cây sẽ bị thối rễ hoặc vàng lá. Trong trường hợp này bạn phải sử dụng biện pháp tránh nóng cấp tốc cho cây.

  • Đất trồng: Khi trồng cây hồng môn bạn nên chọn những loại đất có độ dinh dưỡng cao, tơi xốp để cây phát triển tốt nhất. Bên cạnh đó, bạn nên sử dụng các loại mùn hoặc phân hữu cơ định kỳ cho cây.

  • Ánh sáng: Cây hồng môn là loại cây thường được trưng bày trong nhà nên ưa ánh sáng trung bình. Một lưu ý nhỏ khi bạn chăm sóc loại cây này đó là không nên để ánh nắng trực tiếp chiếu vào cây. Vì hồng môn không ưa ánh sáng quá chói, đặc biệt là ánh mặt trời.

  • Bón phân: Sau khi trồng cây được khoảng 1,5 – 2 tháng, bạn có thể bón phân NPK, phân chuồng hoặc phân hữu cơ dạng viên tùy vào kích thước của cây. Tần suất bón trung bình rơi vào 5 – 6 tháng trên 1 lần bón.

  • Cắt tỉa cây: Để cây phát triển một cách tốt nhất, cho ra nhiều hoa bạn nên cắt tỉa lá úa vàng, làm sạch cỏ dại, xới đất tơi xốp. Việc làm này sẽ giúp cây hấp thụ được nhiều chất dinh dưỡng từ đất.

  • Phòng trừ sâu bệnh: Một số loại sâu bệnh mà cây hồng môn hay gặp phải đó là thối củ, xoắn lá, thối thân, thối gốc, … Với từng loại bệnh lại có cách điều trị khác nhau, cụ thể:

Với bệnh xoắn lá sẽ làm cho cây khó ra hoa. Vì thế, khi phát hiện cây bị bệnh bạn nên loại bỏ ngay cây đó để tránh lây lan bệnh sang cây khác.

Với trường hợp thối thân, gốc, củ do môi trường không đảm bảo hoặc đất bị ẩm ướt thì bạn nên dọn sạch cỏ dại, tỉa bớt lá già, duy trì độ ẩm thích hợp cho đất để hạn chế phát bệnh cho cây.

6. Giá bán cây hồng môn hiện nay

Hiện nay trên thị trường có rất nhiều điểm bán cây hồng môn với giá dao động khoảng từ 180.000 đồng – 300.000 đồng cho mỗi chậu. Ngoài ra, với các loại hoa hồng môn được cắt sẵn theo bông, giá cả dao động từ 5.000 đồng – 15.000 đồng mỗi bông.

Tuy nhiên, giá này còn tùy thuộc vào thời điểm, địa điểm bán, cũng như chất lượng cây. Do đó, nếu muốn biết thông tin chính xác về giá cây hồng môn, bạn nên tìm hiểu và liên hệ với các bên cung ứng để có câu trả lời khách quan nhất.

7. Vị trí trưng bày cây hồng môn hợp phong thủy

Bên cạnh đó, bạn cũng cần chú ý để nơi trồng cây khi đã biết cây hồng môn hợp với tuổi nào để thu hút vận may, tài lộc dồi dào. Vị trí trưng bày cây là rất quan trọng bởi nó sẽ quyết định đến khả năng thu hút tài lộc.

Với cây hồng môn, các chuyên gia phong thủy khuyên rằng bạn nên đặt cây ở phòng khách, bàn làm việc hoặc nơi có ánh sáng vừa đủ. Điều này sẽ đem đến cho bạn sự thịnh vượng, may mắn và phát huy được hết tác dụng của cây.

Cây hồng môn hợp với tuổi nào? 10+ tuổi sau trồng cây này cho công việc đại phát

Trưng bày cây hồng môn tại phòng khách, bàn làm việc để gia tăng tài lộc

8. Một số hình ảnh đẹp của cây hồng môn

Tìm hiểu thêm: Mơ thấy rắn cắn người: Sự nghiệp sa sút, sức khỏe đi xuống nếu không biết điều này

Cây hồng môn hợp với tuổi nào? 10+ tuổi sau trồng cây này cho công việc đại phát
Cây hồng môn hồng hợp với mệnh Hỏa
Cây hồng môn hợp với tuổi nào? 10+ tuổi sau trồng cây này cho công việc đại phát
Cây hồng môn đỏ trưng bày tại văn phòng

Cây hồng môn hợp với tuổi nào? 10+ tuổi sau trồng cây này cho công việc đại phát

>>>>>Xem thêm: Xem tử vi tuổi Nhâm Dần 1962 nam, nữ mạng – Chi tiết tử vi trọn đời từ A-Z

Cây hồng môn trắng phù hợp với mệnh Kim

Bạn sẽ chẳng cần phải lăn tăn để tìm kiếm cây hồng môn hợp với tuổi nào khi loài cây này hợp với mọi tuổi và các mệnh. Đây là một loại cây có rất nhiều ý nghĩa và lợi ích trong đời sống đặc biệt trong vấn đề phong thủy. Theo đó, việc trồng cây hồng môn trong không gian sống là một lựa chọn lý tưởng bởi cây không chỉ thu hút tài lộc, may mắn mà còn giúp thanh lọc không khí, giảm căng thẳng, mệt mỏi.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *