Bài văn khấn bốc bát hương gia tiên là lời báo cáo của gia chủ nhằm xin phép ông bà tổ tiên được di chuyển bát hương ra khỏi vị trí ban đầu. Người đọc văn khấn phải ăn mặc lịch sự, chỉn chu, thực hiện một cách thành tâm để thể hiện lòng hiếu kính với tổ tiên và các vị thần linh.
Bạn đang đọc: Bài văn khấn bốc bát hương gia tiên thần linh ưng ý, gật gù ban lộc
Contents
- 1 1. Khi nào nên bốc bát hương? Ý nghĩa của văn khấn bốc bát hương gia tiên
- 2 2. Cách chuẩn bị mâm cúng bốc bát hương gia tiên
- 3 3. Ngày đẹp để bốc bát hương gia tiên
- 4 4. Quy trình bốc bát hương gia tiên
- 5 5. Văn khấn bốc bát hương gia tiên
- 6 6. Ai là người đọc bài văn khấn bốc bát hương gia tiên?
- 7 7. Lưu ý khi bốc bát hương gia tiên
1. Khi nào nên bốc bát hương? Ý nghĩa của văn khấn bốc bát hương gia tiên
Trước khi tìm hiểu bài văn khấn bốc bát hương gia tiên, bạn cần biết ý nghĩa và thời điểm phù hợp để thực hiện hành động này. Bát hương là đồ thờ rất linh thiêng, hội tụ nhiều linh khí nhất trên bàn thờ. Vì vậy, người xưa cho rằng không nên tự ý di chuyển hay làm xê dịch bát hương.
Theo quan niệm dân gian, cuối năm là thời điểm thích hợp để bốc bát hương. Hành động này có ý nghĩa là xua đuổi những điều đen đủi, tai ương, không may mắn trong năm cũ. Vì vậy, các gia đình thường chọn ngày 23 tháng Chạp để dọn dẹp bàn thờ, bốc bát hương và đưa ông Công ông Táo về trời.
2. Cách chuẩn bị mâm cúng bốc bát hương gia tiên
Sắm sửa mâm cúng là hành động phải làm trước khi đọc văn khấn bốc bát hương gia tiên. Tuỳ vào tập tục ở địa phương và điều kiện gia đình, bạn có thể chuẩn bị những lễ vật khác nhau. Nhìn chung, một số vật phẩm cần có trên mâm cúng bốc bát hương bao gồm:
-
1 khúc thịt
-
1 đĩa xôi
-
1 đĩa hoa quả theo mùa
-
1 bộ 5 chén nhỏ, 1 ấm trà
-
3 chén rượu nhỏ
-
1 tách nước sôi để nguội
-
3 lễ tiền vàng
-
2 lọ hoa
>>> Xem thêm: Bí Mật Đằng Sau Mơ Thấy Bàn Thờ Và Bát Hương: Điềm Báo May Mắn Hay Thảm Họa
3. Ngày đẹp để bốc bát hương gia tiên
Do bát hương là đồ vật linh thiêng, trang trọng nên gia chủ cần chọn ngày lành tháng tốt để bốc bát hương. Điều này giúp quá trình thực hiện diễn ra suôn sẻ, thuận lợi, đồng thời gia đạo cũng êm ấm, bình an và hạnh phúc. Thông thường, các gia đình sẽ bốc bát hương từ 23 – 30 tháng Chạp (Âm lịch).
4. Quy trình bốc bát hương gia tiên
Khi thực hiện bốc bát hương, bạn nên tìm hiểu kỹ quy trình thực hiện, tránh làm kinh động đến thế giới tâm linh. Trước tiên, gia chủ cần vệ sinh bát hương sạch sẽ bằng cách giã nát gừng và cho thêm rượu trắng. Sau đó, bạn dùng một chiếc khăn sạch, nhúng vào hỗn hợp rượu gừng vừa pha để lau bát hương.
Ngoài ra, gia chủ còn phải chuẩn bị cốt. Cốt bát hương là tro đốt từ rơm nếp. Nếu không có rơm, bạn có thể mua tại các cửa hàng bán đồ thờ cúng. Bên cạnh đó, gia chủ cũng có thể cho thêm một số thất bảo của nhà Phật vào bát hương như đá hổ phách, đá lưu ly, đá thạch anh… Vì đây là những vật sở hữu trường khí cao.
Các bước bốc bát hương gia tiên như sau:
-
Bước 1: Bốc lần lượt từng nắm tro và đếm theo số lần lượt “sinh, lão, bệnh, tử”. Nếu đến số “sinh” mà bát hương gần đầy, gia chủ dừng lại.
-
Bước 2: Bạn để riêng từng bát hương để tránh bị nhầm lẫn
-
Bước 3: Gia chủ đặt bát hương lên bàn thờ. Trong đó, bát hương thờ thần linh nằm ở chính giữa, bát thờ gia tiên bên phải và bát thờ bà cô ông mãnh bên trái.
-
Bước 4: Chủ nhà bày lễ vật, thắp 3 nén hương và đọc bài văn khấn bốc bát hương gia tiên. Khi hương tàn, bạn thắp thêm 1 nén nữa là xong.
Tìm hiểu thêm: 10+ Loại hoa cúng bàn thờ thu hút nhiều tài lộc, may mắn
5. Văn khấn bốc bát hương gia tiên
Dựa vào quy trình bốc bát hương, bạn dễ dàng nhận thấy văn khấn được đọc sau khi bày lễ vật và thắp hương. Để nghi lễ diễn ra suôn sẻ, gia chủ có thể in bài văn khấn ra giấy rồi đọc theo.
>>> Tham khảo bài văn khấn bốc bát hương gia tiên tại đây
6. Ai là người đọc bài văn khấn bốc bát hương gia tiên?
Bát hương là đồ thờ trong gia đình. Chính vì vậy, chủ nhà (thường là người đàn ông) nên là người đọc bài văn khấn bốc bát hương gia tiên để thể hiện lòng thành kính. Trong trường hợp gia đình không có đàn ông, người phụ nữ có tiếng nói nhất trong gia đình sẽ thực hiện nghi thức này. Nếu có điều kiện, bạn cũng có thể mời sư thầy đến nhà đọc văn khấn. Tuy nhiên, dù là ai đi nữa, người thực hiện cũng cần tắm rửa sạch sẽ, ăn mặc chỉnh tề trước khi đọc bài khấn.
>>>>>Xem thêm: Nữ sinh năm 2001 lấy chồng tuổi gì hạnh phúc thăng hoa, giàu sang phú quý?
7. Lưu ý khi bốc bát hương gia tiên
Trong quá trình bốc bát hương, gia chủ cần lưu ý một số vấn đề dưới đây để tránh làm kinh động đến các vị thần linh:
-
Không tự ý động chạm, xê dịch bát hương, nếu muốn di chuyển, bạn nên xin phép trước
-
Chỉ nên đặt ảnh gia tiên sau bát hương
-
Người đọc văn khấn phải nghiêm túc, mặc trang phục lịch sự
-
Đồ thờ dâng lên nên đặt bên cạnh hoặc phía trước bát hương
-
Không đặt những vật mang nét văn hoá của nước khác lên bàn thờ thần tài vì chúng cho thấy sự hời hợt trong việc thờ cúng
>>> Xem thêm: Bật Mí Những Điều Kiêng Kỵ Khi Bốc Bát Hương Bạn Bắt Buộc Phải Biết
Có thể thấy, bài văn khấn bốc bát hương gia tiên khá đơn giản và dễ thực hiện. Chủ nhà nên tự thực hiện nghi thức này để thể hiện lòng thành, sự hiếu kính với ông bà tổ tiên và các vị thần linh. Đây chính là yếu tố giúp các thành viên trong gia đình luôn được các đấng bề trên che chở, bảo vệ trước những khó khăn của cuộc sống.