Bạn đã biết cách rút bớt chân hương và vệ sinh bàn thờ chuẩn nhất chưa? Nghi thức này cần được tiến hành đúng cách nếu như thực hiện sai có thể dẫn đến phạm vào phong thủy, gây ảnh hưởng không tốt đến vận hạn gia chủ vào năm sau.
Bạn đang đọc: Cách rút bớt chân hương và vệ sinh bàn thờ chuẩn để không bị bề trên quở trách
Contents
1. Tại sao cần rút bớt chân hương và vệ sinh bàn thờ?
Bát hương là một vật phẩm thiêng liêng quan trọng trong tín ngưỡng thờ cúng. Vật phẩm này không chỉ đơn thuần dùng để cắm hương, mà còn là nơi giáng ngự của các vị thần, ông bà tổ tiên.
Hơn nữa, việc dâng hương lên bàn thờ là truyền thống lâu đời của dân tộc Việt Nam, thể hiện tấm lòng biết ơn, tưởng nhớ của con cháu đến bề trên và những người đã khuất. Ngoài ra, bát hương còn là nơi gắt kết âm dương, con cháu sẽ gửi gắm những lời thỉnh cầu và nguyện ước, mong những điều tốt đẹp cho gia đình.
Sau một thời gian, bát hương sẽ đầy và không còn thông thoáng, nếu như không tỉa chân nhang có thể dẫn đến nguy cơ hỏa hoạn. Đồng thời, cách rút bớt chân hương và vệ sinh bàn thờ còn là một phong tục thuộc về văn hóa thờ cúng của dân ta, được hiểu là giúp “dọn dẹp chỗ ngồi” cho gia tiên hoặc các vị thần linh (ông Công, ông Táo, Thần Tài) sau một năm bề trên “làm việc vất vả”.
Chuẩn bị một “chỗ tươm tất” cho gia tiên, các vị thần sẽ mang đến nhiều điều may mắn cho gia chủ. Bàn thờ sạch sẽ, gọn gàng mang đến không gian trang nghiêm, thanh tịnh, giúp khí luân chuyển, mang đến vượng khí tốt cho ngôi nhà. Do vậy, việc rút tỉa chân nhang là công việc cần thiết nên thực hiện hàng năm của mỗi gia đình.
2. Hướng dẫn cách rút bớt chân hương và vệ sinh bàn thờ
Tỉa chân nhang là một trong những nghi thức quan trọng, liên quan đến tâm linh nên tuyệt đối không được thực hiện tùy tiện, qua loa. Bạn có thể tham khảo hướng dẫn của job3s dưới đây để thực hiện đúng lễ nghĩa nhất:
2.1. Lựa chọn thời điểm phù hợp
Thông thường, những ngày quan trọng như rằm tháng Bảy, ngày ông Công ông Táo chầu trời 23 tháng Chạp, ngày vía thần Tài mùng 10 tháng Giêng, gia chủ có thể thực hiện rút tỉa chân hương. Nhưng đa số, trong tập tục của người Việt thường chọn những ngày cuối năm 23 tháng Chạp để thực hiện nghi lễ này.
Lý do là vì thời điểm này, nhiều gia đình sắm sửa lễ cúng bái, dọn dẹp bàn thờ để cho bàn thờ trang nghiêm, gọn gàng hơn. Vậy nên, việc rút bớt chân nhang vào lúc này sẽ trở nên thuận tiện, dễ dàng.
2.2. Lựa chọn người thực hiện phù hợp
Cách rút bớt chân hương và vệ sinh bàn thờ cũng cần chú trọng người thực hiện. Vì đây là công việc trọng đại trong năm, nghi lễ trang nghiêm của cả một năm. Thông thường, người rút chân hương là người có tính cẩn trọng, chu đáo và tỉ mỉ. Trước khi làm lễ nghi, người đó cần tắm rửa sạch sẽ, thắp hương báo cáo xin phép tổ tiên và các vị thần linh.
Nhiều gia đình cẩn thận hơn sẽ mời pháp sư, các thầy về bái thỉnh và tỉa chân hương. Nhưng nhìn chung, công việc này vẫn nên để gia chủ có đầy đủ những yếu tố trên thực hiện để bày tỏ lòng thành kính, tận tâm nhất với các vị thần và gia tiên.
2.3. Các bước chuẩn bị
Để chuẩn bị cho công việc rút tỉa chân nhang và vệ sinh bàn thờ, gia chủ nên chuẩn bị kỹ lưỡng. Những vật dụng cần có bao gồm nước sạch, giấy sạch, khăn sạch, nước ngũ hương, nước rượu, tinh dầu gừng, tinh dầu quế hoặc nước rượu, một chiếc thìa sạch để lấy bớt tàn hương trong bát, chậu sạch.
Người thực hiện tỉa chân nhang cần phải tắm rửa sạch sẽ, ăn mặc chỉnh tề. Sau đó thắp một nén nhang báo cáo cho bề trên biết về công việc bao sái, tân trang bàn thờ. Điều này là thể hiện ý niệm mời các vị thần và ông bà tổ tiên tạm lánh nơi khác để công việc này thực hiện trong thanh tịnh, không làm ảnh hưởng đến các ngài. Khi xin phép, bạn có thể đọc theo bài khấn dưới đây.
2.4. Tiến hành rút bớt chân hương và vệ sinh bàn thờ
Cách rút bớt chân hương và vệ sinh bàn thờ trước tiên là cần lấy những vật dụng có trên bàn thờ trước để đảm bảo công việc lau dọn được thuận lợi. Bạn có thể di chuyển chén nước, bình rượu, đình đồng, đèn, bình hoa, … nhưng cần lưu ý không được dịch chuyển bát hương và bài vị.
- Vệ sinh bàn thờ
Dùng nước ấm pha tinh dầu gừng, quế hoặc rượu lau bài vị, không được dùng nước lạnh. Nếu như trên bàn thờ có bài vị của Phật, Thánh, tổ tiên nên lau bài vị của Phật trước rồi thay nước mới khi lau bài vị của tổ tiên. Theo các chuyên gia phong thủy, gia chủ cần lưu ý lau dọn từ cao rồi xuống thấp.
Bạn nên dùng khăn mềm khi lau các bức tượng để tránh xây xước, bay màu sơn. Hơn nữa cũng nên lưu ý không nên dùng cồn, rượu, hóa chất để vệ sinh tượng đồng nếu không kim loại này sẽ dễ bị oxy hóa gây ra xỉn màu.
Khi lau bát hương và bài vị, bạn nên dùng tay giữ cố định lại, tránh bị xê dịch rồi lấy khăn sạch, giặt qua nước ngũ vị hương đã chuẩn bị lau cho sạch. Khi lau nên nhẹ nhàng, từ tốn vì bát hương là nơi an vị của các vị thần, do đó không nên dịch chuyển, trong trường hợp bắt buộc, nên xin phép làm lễ xê dịch sau đó xin an vị. Còn vô tình làm di chuyển bát hương, nên thành tâm sám hối và hoàn nguyên về vị trí ban đầu.
Tìm hiểu thêm: Cung hoàng đạo nào xấu xí nhất? Hé lộ 3 cung trong top khiến bạn ngã ngửa
- Tỉa chân hương
Công việc tỉa chân hương vô cùng quan trọng, bạn cũng nên thực hiện nhẹ nhàng, cẩn thận. Đầu tiên, trải giấy sạch ra rồi từ từ nhổ chân hương từng chút một bỏ vào giấy. Bát hương là nơi mà các vị thần giáng xuống, thể hiện sự thành kính của người phàm với cõi tâm linh. Do đó, khi rút chân hương cũng không được để bát hương dịch chuyển.
Khi nhổ bớt chân nhang, tay phải giữ chặt bát hương tránh đổ vỡ, số que hương để lại phải là số lẻ như 3, 5, 7, 9 và những chân được chọn là những chân đẹp nhất. Sau khi tỉa chân nhang, gia chủ lấy một chiếc thìa sạch xúc bớt tàn hương đầy trong bát ra giấy và nén lại gọn gàng.
Việc rút bớt chân hương hàng năm là cần thiết, bên cạnh đó cũng cần lưu ý nên thường xuyên thay nước bình hoa và nước cũ, không nên để hoa héo úa trên bàn thờ. Công việc dọn dẹp phải được thực hiện nghiêm túc và thành tâm.
2.5. Các điều cần làm sau khi hoàn tất thủ tục
Sau khi đã hoàn thành những thủ tục cắt tỉa chân nhang, công việc dọn dẹp, gia chủ chắp tay và khấn bái. Điều này ngụ ý mời gọi thần linh, tổ tiên về giáng ngự trên bát hương. Đồng thời cảm tạ đến bề trên đã giúp cho công việc này diễn ra suôn sẻ.
3. Những lưu ý khi rút bớt chân hương và vệ sinh bàn thờ
Tỉa chân hương là công việc quan trọng để bày tỏ sự tôn kính với ban thờ gia tiên, thần linh. Do đó, khi thực hiện cách rút bớt chân hương và vệ sinh bàn thờ nên lưu ý những điều sau đây để tránh phạm phải phong thủy:
-
Khi tỉa chân hương, gia chủ lưu ý để lại chân hương số lẻ 3 – 5 que, hoặc là nam nhân nên để lại 7 – 17 – 27 hoặc 37 chân hương còn nữ nhân để lại 9 – 19 – 29 hoặc 39 chân nhang.
-
Chân hương sau khi rút ra nên hóa tro, vùi vào gốc cây hoặc rải ở bờ sông, không được bỏ vào những nơi ô uế.
-
Khi hoàn thành công việc rút tỉa chân hương, gia chủ thắp 1 – 3 nén hương báo cáo công việc đã hoàn thành, nếu có điều kiện hãy sắm một chút lễ vật để dâng lên.
-
Không nên thắp quá nhiều hương trên ban thờ nếu không sẽ dẫn đường cho Thập loại chúng sinh đến tạo nên sự lộn xộn và phiền toái cho các bậc thần linh.
-
Trong quá trình dọn dẹp, người thực hiện cần luôn giữ cho mình sự tịnh tâm và lòng thành kính với bề trên.
-
Mọi đồ dùng tỉa chân nhang nên là đồ mới, sạch, nếu là vật dụng cũ cũng cần chuyên phục vụ cho những công việc lau dọn bàn thờ.
-
Nếu như muốn thay tro trên bàn thờ, bạn nên đốt rơm nếp lấy tro, lưu ý giữ lại cốt bát hương, không nên vứt đi tránh mất hết lộc.
4. Các điềm báo chân hương mà bạn nên biết
Bên cạnh cách rút bớt chân hương và vệ sinh bàn thờ đúng phong tục, bạn cũng cần lưu ý về các điềm báo chân hương:
-
Khi chân hương cháy âm ỉ từ trong ra và đổ ra xung quanh là điềm báo hóa âm có liên quan đến chuyện mồ mả, thờ cúng.
-
Hương cháy từ trên xuống là điềm báo hóa dương, liên quan đến nhà cửa, cuộc sống của gia chủ. Khi đó bạn nên hóa hết nhưng lưu ý đề phòng sự cố hỏa hoạn, không nên dùng nước dập tắt tránh “Thủy Hỏa giao tranh”.
-
Hương tắt phần trên là ở Thiên, điều này là điềm liên quan đến bàn thờ, nóc nhà.
-
Hương tắt ở phần giữa là Nhân, là có liên quan đến các thành viên trong gia đình.
-
Hương tắt đoạn cuối là Địa, có liên quan đến chuyện đất cát, mộ phần.
5. Các câu hỏi thường gặp
Cách rút bớt chân hương và vệ sinh bàn thờ cần được thực hiện một cách cẩn trọng và nghiêm túc. Dưới đây job3s sẽ giải đáp một số câu hỏi liên quan đến nghi lễ này:
5.1. Nên thực hiện rút tỉa chân nhang vào ngày nào?
Bất cứ ngày nào bạn cũng có thể thực hiện công việc này. Đối với những nơi như đền chùa, nhà thờ gia tiên lượng hương cắm mỗi ngày rất nhiều, hiểu cách rút bớt chân hương và vệ sinh bàn thờ, bạn cần thực hiện hàng ngày để tránh hương khói quá nhiều, gây ngột ngạt.
Còn với bát hương gia đình, có thể lựa chọn ngày lễ, rằm, mùng 1, dịp cuối năm. Thông thường, đa số các gia đình lựa chọn ngày tiễn ông Công ông Táo 23 tháng Chạp hàng năm.
>>>>>Xem thêm: 10 tướng phụ nữ thu hút đàn ông, hớp hồn chàng từ cái nhìn đầu tiên
5.2. Nên để lại số chân nhang là bao nhiêu?
Bạn lưu ý nên để lại số chân nhang lẻ như 3, 5, 7, 9 và chọn những chân nhang đẹp nhất để giữ lại.
Người Việt Nam có đời sống tâm linh tín ngưỡng sâu sắc, cũng bởi vậy nên việc hiểu rõ cách rút bớt chân hương và vệ sinh bàn thờ theo phong thủy cần được coi trọng. Thực hiện đúng nghi lễ giúp gia chủ có một ban thờ sạch sẽ, trang nghiêm và sẵn sàng chào đón những điều tốt đẹp trong năm mới.