Tùy theo ý nghĩa và truyền thống, việc đặt tỳ hưu quay vào hay quay ra có ý nghĩa khác nhau. Trong văn hóa Á Đông, việc này không chỉ đơn thuần là một hành động về trang trí, mà còn ẩn chứa ý nghĩa sâu sắc về tâm linh và niềm tin. Vậy những vị trí nào và lưu ý gì khi đặt tỳ hưu để luôn may mắn?
Bạn đang đọc: Đặt Tỳ Hưu quay vào hay quay ra? Lưu ngay mẹo này để hút tài lộc, may mắn
Contents
1. Tỳ Hưu là gì?
Trước khi tìm ra đáp án cho câu hỏi Tỳ Hưu quay vào hay quay ra ngoài, đầu tiên bạn phải hiểu về linh vật này. Trong truyền thuyết, Tỳ Hưu là con vật có hình dáng đẹp nhưng lại chết sớm vì không có bộ phận hậu môn.
Vì thương xót cho linh vật này bởi số phận bạc bẽo, nên Ngọc Hoàng đã mang về trời và cho chúng ăn nhiều vàng bạc châu báu. Do đó, nhiệm vụ chính của Tỳ Hưu là phù hộ cho con người có nhiều vinh hoa phú quý, tài lộc dồi dào. Bởi vì chúng ăn nhiều vàng bạc nhưng không có hậu môn, do đó tiền bạc sẽ không thất thoát ra bên ngoài.
>>> Xem thêm: Top 6 các mẹo giữ tiền trong phong thủy giúp tiền dễ vào khó ra
2. Tỳ Hưu trong phong thủy có ý nghĩa gì?
Thân hình của Tỳ Hưu không có hậu môn, do đó trong phong thủy, các thầy luận giải đây là linh vật sẽ mang đến tiền tài, may mắn cho gia chủ. Bên cạnh đó, con vật này còn mang đến hạnh phúc gia đình, hỗ trợ công danh sự nghiệp ngày càng phát triển hơn. Bày trí linh vật này còn giúp gia chủ xua đuổi tà khí, tà ma hiệu quả. Trên thị trường, Tỳ Hưu được bày bán với nhiều màu sắc khác nhau. Thực ra mỗi một màu sắc sẽ tượng trưng cho một ý nghĩa riêng biệt như:
-
Màu đen: Tác dụng chiêu tài, phát lộc cho gia chủ
-
Màu xanh: Đem lại may mắn cho công việc
-
Màu vàng: Giúp gia chủ phát tài, phát lộc khi kinh doanh, buôn bán
-
Màu trắng: Vừa thu hút tài lộc vừa bảo trợ sức khỏe cho gia chủ
-
Màu tím, hồng: Giữ lửa hạnh phúc cho gia đình, đảm bảo vợ chồng êm ấm hòa thuận, con cái ngoan ngoãn, vâng lời
-
Màu đỏ: Xua đuổi tà khí cho gia chủ
3. Gia chủ nên đặt Tỳ Hưu quay vào hay quay ra ngoài?
Linh vật này mang lại nhiều ý nghĩa sâu sắc cho gia chủ khi bày trí trong nhà. Tuy nhiên, trong quá trình sử dụng Tỳ Hưu cần khai quang để chúng nhận biết đâu là chủ nhân của mình. Sau đó, chúng mới phát huy hết tác dụng và mang đến sự cát tường, trấn giữ nhà ở, bảo vệ an toàn cho gia chủ. Vậy, khai quang như thế nào? Tốt nhất bạn nên mang Tỳ Hưu đến các nơi linh thiêng và xin sự giúp đỡ của vị thầy có nhiều kinh nghiệm để tiến hành khai quang.
Sau khi khai quang xong, gia chủ nên đặt Tỳ Hưu quay vào hay quay ra ngoài? Câu trả lời chính xác cho câu hỏi này đó là đặt Tỳ Hưu theo hướng đầu quay ra cửa lớn hoặc cửa sổ. Linh vật này sẽ hấp thụ của cải từ bốn phương bên ngoài để mang về cho gia chủ. Vị trí phong thủy tốt nhất để đặt Tỳ Hưu đó là ban thần tài, két sắt, bàn làm việc để công ăn việc làm suôn sẻ thuận lợi, của cải ngày càng dồi dào, không bị thất thoát ra ngoài.
Tìm hiểu thêm: Mơ thấy đi bộ: Thành công sớm gõ cửa nếu biết dấu hiệu này
4. Gia chủ cần lưu ý gì khi sử dụng Tỳ Hưu?
Nếu bạn đã có đáp án cho câu hỏi nên đặt Tỳ Hưu quay vào hay quay ra ngoài thì bỏ túi thêm một số yếu tố quan trọng trong quá trình sử dụng con vật này. Dưới đây chúng tôi đã liệt kê chi tiết để bạn đọc dễ tham khảo, áp dụng theo để nhận được nhiều tác dụng phong thủy.
4.1. Để nguyên vị trí
Tốt nhất gia chủ chỉ nên đặt Tỳ Hưu quay ra bên ngoài và giữ yên như thế trong quá trình sử dụng. Tuyệt đối không được tự ý quay chúng hướng vào trong nhà, đặc biệt là quay đối chiếu với gương bởi vì gương là đồ vật có quang sát. Nếu vẫn cố tình quay thì gia chủ sẽ đón nhận nhiều xui xẻo.
4.2. Không sờ vào đầu và miệng
Điều cấm kỵ mà gia chủ không nên phạm phải đó là sờ vào đầu và miệng của Tỳ Hưu. Nếu muốn di chuyển vị trí phong thủy của linh vật này thì gia chủ cần sử dụng một miếng vải đỏ để đậy lại và sau đó hãy di chuyển.
4.3. Không để phụ nữ thắp hương
Tỳ Hưu là linh vật có tính kỵ quan sát, tai sát và huyết sát. Chính vì thế, trong quá trình sử dụng thì gia chủ không nên để phụ nữ thắp hương, đặc biệt là phụ nữ đang có thai và đang đến tháng. Tốt nhất hãy để nam giới thắp hương, di chuyển vị trí phong thủy của Tỳ Hưu.
>>>>>Xem thêm: Sinh 9/6 cung gì? Giải mã cung hoàng đạo mở đường tài lộc công danh
>>> Xem thêm: Bàn thờ thổ công đặt ở đâu? Họa hao tài không phải ai cũng biết
4.4. Không cần vệ sinh thường xuyên
Ngoài lưu ý đặt Tỳ Hưu quay vào hay quay ra ngoài thì gia chủ nên ghi lại lịch vệ sinh linh vật này để tuân thủ cho thật chỉn chu và thành tâm. Tỳ Hưu không cần lau chùi thường xuyên, gia chủ chỉ cần vệ sinh vào ngày 6/2, 2/6, 14/7, 12/9 âm lịch hàng năm. Khi vệ sinh, gia chủ cần chuẩn bị một thùng chứa nước giếng hoặc một thùng chứa nước mưa đều được. Sau đó, hãy nhẹ nhàng đặt Tỳ Hưu vào ngâm, dùng tay nhẹ nhàng vệ sinh sạch sẽ từng bộ phận rồi lấy khăn sạch lau khô.
Trong cuộc sống, việc đặt tỳ hưu quay vào hay quay ra có ý nghĩa sâu sắc hơn là chỉ đơn thuần về vật dụng trang trí. Đây là vật là biểu hiện của niềm tin, triết lý sống và lòng tin vào may mắn, tài lộc. Từ việc lựa chọn này, chúng ta thấy sự đan xen giữa truyền thống và tâm linh, cũng như tầm quan trọng của niềm tin trong hành động mỗi người.