Bên cạnh việc sửa soạn hương hoa, lễ vật thì văn khấn đi chùa cũng có vai trò quan trọng để tỏ lòng thành kính và gửi gắm những ước nguyện lên chư Phật, đại Bồ Tát, Đức Thành Tăng phù hộ độ trì cho gia đình luôn bình an, hạnh phúc, vạn sự như ý.
Bạn đang đọc: 5+ bài văn khấn đi chùa ngắn gọn, dễ nhớ, cầu tài lộc, bình an cho cả nhà
Contents
- 1 1. Đi chùa nên sắm lễ gì?
- 2 2. Thứ tự hành lễ khi đi chùa
- 3 3. Những bài văn khấn đi chùa ngắn gọn cầu bình an, may mắn, tài lộc dễ nhớ nhất
- 3.1 3.1. Bài văn khấn đi chùa ngắn gọn lễ Phật
- 3.2 3.2. Văn khấn đi chùa ở ban Tam Bảo
- 3.3 3.3. Văn khấn đi chùa ngắn gọn tại ban Quan Thế Âm Bồ Tát
- 3.4 3.4. Bài khấn đi chùa ngắn gọn tại ban Địa Tạng Vương Bồ Tát
- 3.5 3.5. Văn khấn lễ chùa tại ban Đức Ông – Đức Chúa Ông
- 3.6 3.6. Văn khấn đi chùa tại ban Đức Thánh Hiền
- 4 4. Những điều cần lưu ý khi khấn tại chùa
1. Đi chùa nên sắm lễ gì?
Người Việt Nam rất coi trọng đời sống tâm linh vì thế vào những ngày đầu năm, đầu tháng, ngày rằm hay những ngày có ý nghĩa quan trọng với mỗi cá nhân, người ta thường tìm đến chốn linh thiêng này.
Vào chùa sẽ giúp tâm hồn được thanh tịnh, con người có thể bỏ qua hết những thiệt hơn, ganh ghét, đố kỵ, rời xa vòng xoáy của xã hội xô bồ, của những lo toan cơm áo gạo tiền…
Khi đi chùa, Phật tử cần hiểu rõ những nguyên tắc về sắm lễ, hành lễ và văn khấn lễ chùa như thế nào để lời khấn cầu được linh thiêng.
Cụ thể khi sắm lễ ở Phật điện – nơi chính điện thờ tự chính của ngôi chùa, chúng ta chỉ mua lễ chay như hương hoa, trái cây, oản phẩm, xôi chè, nước lọc… tuyệt đối không sắm lễ mặn như giò, chả, thịt gà, thịt lợn…
Ngoài ra, Phật tử cũng không dùng tiền vàng mã, tiền âm phủ để cúng Phật và Bồ Tát. Tiền thật cũng không được đặt lên hương án của chánh điện mà nên bỏ vào hòm công đức.
Hoa để lễ chùa nên chọn những loại hoa thanh khiết như hoa sen, hoa huệ, mẫu đơn, hoa ngâu,… không nên dùng hoa giả hoặc dùng các loại hoa tạp, hoa dại.
2. Thứ tự hành lễ khi đi chùa
Tại các ngôi chùa đều chia ra nhiều khu vực, mỗi khu vực sẽ thờ các vị khác nhau. Vì vậy, khi đến chùa cầu cúng, bạn cần chú ý hành lễ theo đúng thứ tự như sau:
-
Đầu tiên, đặt lễ vật, thắp hương và làm lễ ở ban thờ Đức Ông trước bởi Đức Ông chính là người cai quản toàn bộ công việc của một ngôi chùa.
-
Sau khi đặt lễ ở ban thờ Đức Ông xong, tiến hành đặt lễ lên hương án của chính điện rồi thắp hương. Tiếp tục thỉnh 3 hồi chuông rồi làm lễ với chư Phật và Quan Thế Âm Bồ Tát.
-
Tiếp đến, Phật tử thắp hương và khấn vái, cầu mong ở các bàn thờ khác, lưu ý là khi khấn vái phải đủ 3 hoặc 5 lễ. Nếu chùa còn có điện thờ Mẫu, Tứ Phủ thì đến đố đặt lễ và dâng hương.
-
Sau đó, bạn lễ ở nhà thờ Tổ còn gọi là nhà thờ Hậu
-
Cuối buổi lễ, sau khi đã lễ tạ để hạ lễ thì Phật tử đừng quên đến nhà trai giới hay phòng tiếp khách để thăm hỏi các vị sư và tăng trụ trì của chùa.
Xem thêm: Bài Văn Khấn Mùng 1 Tháng 2 Năm 2024 Được Lòng Tổ Tiên, Cầu Gì Được Nấy
3. Những bài văn khấn đi chùa ngắn gọn cầu bình an, may mắn, tài lộc dễ nhớ nhất
Các bài văn khấn đi chùa Khi làm lễ tại các khu vực khác nhau trong chùa sẽ có những bài văn khấn đi chùa khác nhau. Phật tử cần lưu ý để chọn bài văn khấn phù hợp với nơi mình hành lễ.
3.1. Bài văn khấn đi chùa ngắn gọn lễ Phật
Đến chùa lễ Phật không chỉ có ý nghĩa tâm linh mà còn có giá trị giáo dục mỗi con người, hướng mỗi người tự hoàn thiện bản thân để đạt được Chân – Thiện – Mỹ.
Nhiều người đặt câu hỏi, đi chùa khấn như thế nào, lễ Phật khấn ra sao. Theo đó, khi lễ Phật, Phật tử có thể tham khảo bài văn khấn sau:
Sau khi hoàn thành bài văn khấn lễ chùa, gia chủ chờ hết 1 tuần nhang rồi vái 3 vái trước ban thờ Phật và hạ lễ. Phần lễ vật sau khi hạ có thể mang về nhà thụ lộc.
Gia chủ cũng nên lưu ý, nếu trong chùa có hòm công đức thì nên thành tâm góp một phần tiền vào đó sẽ khiến mình sinh ra phúc báu, được lợi lộc về sau.
3.2. Văn khấn đi chùa ở ban Tam Bảo
Trong Phật giáo thì Tam Bảo bao gồm Phật, Pháp, Tăng cụ thể:
-
Phật: Phật chính là người đã tìm ra con đường giải thoát cho chúng sinh thoát khỏi bể khổ của vòng sinh tử luân hồi.
-
Pháp: Chính là các giáo lý của Đức Phật được truyền lại muôn đời sau cho các Phật tử để họ biết được những chân lý và tu hành để tự mình thoát khỏi khổ đau.
-
Tăng: Chỉ những tu sĩ theo Phật, luôn giữ gìn và truyền lại những điều tốt đẹp cho đời sau, giúp cho Phật giáo được trường tồn và hưng thịnh.
Đi chùa cúng Tam Bảo chính là đáp lại ân đức, lòng thành của Tam Bảo ban cho chúng sinh.
Khi hành lễ ở Tam Bảo, Phật tử có thể đọc bài văn khấn lễ chùa cầu bình an ở ban Tam Bảo.
Sau khi kết thúc các nghi thức khấn tại các ban thờ, gia chủ chờ 1 tuần nhang. Thắp nhang xong, gia chủ vái 3 vái trước các ban thờ rồi hạ sớ đem đi hoá vàng. Hoá xong mới hạ lễ các ban thờ. Lưu ý là khi hạ lễ vật tại các ban thờ bên ngoài theo hàng dọc trước rồi mới đến bên trong ban thờ chính.
3.3. Văn khấn đi chùa ngắn gọn tại ban Quan Thế Âm Bồ Tát
Quan Thế Âm Bồ Tát chính là sự hiện thân của tấm lòng từ bi, hóa giải đau khổ cho chúng sinh. Khi đến chùa dâng lễ, bạn nên chuẩn bị hương hoa, trà, quả, phẩm oản… để lễ ban Bồ Tát.
Tại ban lễ này, gia chủ có thể tham khảo bài văn khấn lễ chùa sau:
Tìm hiểu thêm: 9 vị trí nốt ruồi phú quý trong lòng bàn tay, chớ tẩy xóa kẻo hao tài mất lộc
Sau khi kết thúc khấn, lễ ở ban thờ Quan Thế Âm Bồ Tát, thì gia chủ hết một tuần nhang, vái 3 vái trước ban thờ rồi hạ sớ đem ra nơi hoá vàng để hoá.
Hoá sớ xong mới hạ lễ dâng cúng khác. Khi hạ lễ thì hạ từ ban ngoài cùng vào đến ban chính, các đồ lễ ở bàn thờ Cô, thờ Cậu như gương, lược… thì để nguyên trên bàn thờ, tuyệt đối không đem về nhà.
3.4. Bài khấn đi chùa ngắn gọn tại ban Địa Tạng Vương Bồ Tát
Địa tạng Vương Bồ tát được biết đến bởi lời nguyện cứu độ tất cả chúng sinh trong lục đạo luân hồi vào thời kỳ sau khi Phật Thích-ca Mâu-ni nhập Niết-bàn cho đến khi Bồ-tát Di Lặc hạ sanh, và nguyện không chứng Phật quả nếu địa ngục chưa trống rỗng nghĩa là nếu chưa độ hết chúng sanh thì Ngài không chứng quả Bồ Đề, nếu sự thọ khổ trong Địa Ngục vẫn còn, Ngài thề không thành Phật. Do đó, Địa Tạng thường được xem như là vị Bồ tát của chúng sanh.
Trong kinh Phật, Địa Tạng Vương Bồ Tát hiện thân với hình tượng một vị Tỳ kheo một tay cầm minh châu, một tay cầm tích trượng, đầu đội mão Tỳ Lô quán đảnh, cưỡi trên mình con Đề Thính, dẫn dắt chúng sinh thoát khỏi chốn u đồ, đưa con người tỉnh giác về bảo sở.
Ngày nay, hình tượng của Ngài Địa Tạng Vương Bồ Tát xuất hiện rất phổ biến là vị Phật ngồi trên đóa sen biểu tượng cho sự giải thoát khỏi bánh xe luân hồi được cung kính và thờ phụng rất trang nghiêm.
Khi lễ tại ban thờ Ngài, Phật tử có thể đọc bài văn khấn đi chùa sau:
3.5. Văn khấn lễ chùa tại ban Đức Ông – Đức Chúa Ông
Thông thường khi đi lễ chùa, mọi người thường lễ tại ban Đức Ông trước, sau đó mới đến bàn thờ lễ Phật.
Theo kinh sách Phật ghi lại thì Đức Ông là một trưởng già, doanh nhân giàu có tại Ấn Độ, ông luôn chu cấp cho người cô độc, nghèo khổ, người già và trẻ em, có tấm lòng từ bi, nhân ái.
Khấn vái Đức Ông thành tâm và đúng nghi thức sẽ mang đến cho bạn và gia đình sự bình an, may mắn, xin Đức Ông phổ độ chúng sinh, phù hộ bạn tai qua nạn khỏi, giúp công việc bạn gặp nhiều thuận lợi và gặt hái nhiều thành công.
Ngoài ra, Đức Ông là một vị thần bảo hộ trẻ em nên có nhiều gia đình bán khoán cửa Đức Ông để mong đứa trẻ khỏe mạnh, bình an.
Đến điện thờ Đức Ông trong chùa, mọi người thường cầu xin sức khỏe, tiền bạc, làm ăn thuận lợi, thăng tiến trong công việc và con cái phát triển khỏe mạnh, học hành giỏi giang. Muốn lời nguyện cầu linh ứng, bạn cần chuẩn bị đầy đủ lễ vật dâng lên, có thể là lễ chay hoặc lễ mặn, tùy theo điều kiện của từng người. Tất cả đồ lễ phải sạch sẽ, không dính bụi bẩn, chọn những đồ tươi ngon nhất.
Tại ban thờ Đức Ông, Phật tử có thể khấn theo bài văn khấn khi đi chùa ngắn gọn sau:
3.6. Văn khấn đi chùa tại ban Đức Thánh Hiền
Nhắc đến Đức Ông thì Phật tử cũng không thể quên Đức Thánh Hiền. Tại các ngôi chùa ở miền Bắc hiện nay thường thờ một bên là Đức Ông, một bên là Đức Thánh Hiền.
Đức Thánh Hiền chính là Tôn giả A Nan Đà. Ngài vốn là em chú họ của Đức Phật, được tái sinh nhiều lần để cứu vớt chúng sinh.
Tôn giả A Nan Đà có trí nhớ phi phàm, có thể ghi nhớ toàn vẹn những gì Phật thuyết, không bỏ sót dù chỉ một từ.
Tại chùa, ban Thánh Hiền còn đại diện cho chư Tăng, biểu hiện cho nghiêm trì giới luật và hoằng pháp. Tượng Đức Thánh Hiền có khuôn mặt thanh thoát, hiền từ, đầu đội mũ có 7 cánh sen, mỗi cánh sen có hình một Đức Phật, một tay cầm chén, một tay bắt ấn Cát tường.
Tại ban lễ Đức Thánh Hiền, Phật tử có thể đọc bài văn khấn lễ chùa sau:
Xem thêm: Bài Văn Khấn Bốc Bát Hương Gia Tiên Thần Linh Ưng Ý, Gật Gù Ban Lộc
4. Những điều cần lưu ý khi khấn tại chùa
Chùa chiền vốn là chốn linh thiêng, khi khấn vái tại chùa Phật tử nên lưu ý một số điều sau:
-
Trang phục kín đáo, trang nghiêm để thể hiện lòng tôn kính trước thần Phật, không nên mặc những bộ đồ hở hang, phản cảm đi vào chùa.
-
Khi hành lễ, không đứng ngay chính giữa điện, ngay trước tượng Phật hoặc tam bảo mà nên đứng chếch sang một bên. Việc này cũng thể hiện được sự tôn kính của người hành lễ đối với Phật Tổ và các vị thánh thần.
-
Khi thắp hương cầu khấn nên giữ tâm từ bi, cầu bình an, may mắn cho toàn bộ chúng sinh chứ không chỉ riêng bản thân và gia đình mình để đề cao tấm lòng từ bị bác ái, yêu thương con người.
-
Những điều không nên cầu tại chùa: Không nguyện cúng dường chư Phật. Không nguyện thời gian bao lâu sẽ mang gạo tiền vàng cúng chùa. Không nguyện cúng dường cảnh giới tiên, cảnh giới trần và cảnh giới âm. Không cầu tiền bạc, của cải, vật chất vì cửa Phật không ban phát những thứ danh lợi.
-
Khi đọc văn khấn đi chùa cần đọc rõ ràng, mạch lạc, tránh nhầm lẫn danh xưng của các vị Phật, Thánh, Bồ tát…
>>>>>Xem thêm: Nhà có 3 cổng tốt hay xấu? Mắc lỗi này có thể phạm vào đại kỵ
Nắm rõ các bài văn khấn đi chùa sẽ giúp bạn thể hiện sự thành kính với Đức Phật, các vị Bồ Tát, Chư Thần và không “đắc tội” với bề trên, những lời khấn cầu may mắn, bình an, hạnh phúc của bạn đều trở thành hiện thực.